Họp báo tại Quốc hội Mỹ trước chuyến viếng thăm của Thủ tướng VN

 
 
Nhă Trân, phóng viên đài RFA
19.6.2008

Sáu ngày trước khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt chân đến thủ đô Washington, một số Dân biểu Mỹ và Cộng đồng người Việt đă tổ chức họp báo để nhắc nhở với hành pháp và dư luận Hoa Kỳ về t́nh trạng nhân quyền ở Việt Nam.

Các nhà lập pháp Mỹ và Cộng đồng Người Việt họp báo trước trụ sở Quốc hội trước chuyến thăm Hoa Kỳ của TT Nguyễn Tấn Dũng để nhắc nhở về t́nh h́nh nhân quyền ở Việt Nam.


Trong thông cáo báo chí phổ biến đầu tuần này, Ṭa Bạch Ốc cho biết Tổng thống Bush sẽ tiếp đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 24-6 tới đây. Thông báo cũng nói thêm là ngoài các lănh vực kinh tế và xă hội, tổng thống Bush cũng sẽ lại nêu ra với Thủ tướng Việt Nam các vấn đề nhân quyền như quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do hội họp tại Việt Nam.

Tại cuộc họp báo trong khuôn viên của Quốc Hội Hoa Kỳ sáng hôm qua 19-6, một nhóm dân biểu Mỹ cùng đại diện từ một số tổ chức theo dơi nhân quyền và một số hội đoàn người Việt hải ngoại cất tiếng nhắc nhở tổng thống Mỹ về những vi phạm các quyền căn bản của con người tại Việt Nam mà họ ghi nhận được.

Thực trạng nhân quyền ở Việt Nam

Sau diễn văn khai khai mạc của đại diện ban tổ chức buổi họp báo là nữ bác sĩ Nguyễn Thể B́nh thuộc Tổ chức Quốc tế Yểm trợ Cao trào Nhân bản, dân biểu Chris Smith của Đảng Cộng ḥa Mỹ tŕnh bày:
 
"Chính quyền VN đă xóa bỏ các hứa hẹn, cam kết về nhân quyền, tự do  tuy các quyền của người dân đă được chính thức thừa nhận bởi luật pháp Việt Nam. Nhiều người bị bắt giữ chỉ v́ những họat động liên quan đến tôn giáo, như linh mục Nguyễn Văn Lư.

Hôm nay các nhà lập pháp, các đại diện các chính đảng Hoa Kỳ, và đại biểu nhiều tổ chức đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ tại Việt Nam họp mặt nơi này để  yêu cầu Tổng thống Bush lên tiếng một cách thẳng thắn, mạnh mẽ và cương quyết với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc hội đàm tuần tới.
 
Người dân Việt Nam có quyền được đối xử tốt hơn.  Họ phải được hưởng quyền tự do tôn giáo và các quyền khác."

Các dân biểu Mỹ tham dự buổi họp cũng như các tổ chức nhân quyền của người Việt hải ngọai lên án rằng nhà cầm quyền Hà Nội trong năm qua đă gia tăng trấn áp các nhà họat động dân chủ  cũng như các nhà lănh đạo tôn giáo.

Với nhận định này, dân biểu Loretta Sanchez từ bang California nêu ư kiến rằng can thiệp của quốc tế là điều cần thiết trong hoàn cảnh hiện nay:

"Điều quan trọng là áp lực của bên ngoài, lên tiếng và đ̣i hỏi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tôn trọng nhân quyền.  Điều này giúp sức cho những người ở Việt Nam, đang đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ.  Thật không may là nhân quyền ở Việt Nam ngày càng ít được quan tâm.  V́ vậy vấn đề này sẽ tùy thuộc vào hành động của cộng đồng quốc tế, áp lực đ̣i hỏi Việt Nam cải thiện.

Khi chính phủ Mỹ lấy tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC và sau khi Việt Nam đă trở thành thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, chúng ta đă nghĩ rằng Việt Nam sẽ không cải sửa về vấn đề nhân quyền.  

Việt Nam đàn áp bất cứ ai đang lên tiếng về vấn đề tự do thông tin, tự do ngôn luận, đồng thời sách nhiễu giới truyền thông, ví dụ trù dập nhà báo Nguyễn Hoàng Hải. Mỹ và quốc tế phải thấy điều đó.  Đó là t́nh h́nh nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam hiện nay.” 

Kiến nghị lên Tổng thống Bush

Cùng một quan điểm, dân biểu Frank Wolf  thuộc đảng Cộng Ḥa từ bang Virginia mạnh mẽ phê phán rằng chính phủ Mỹ trong thời gian này có chiều hướng quan tâm nhiều về thương mại và kinh doanh với Việt Nam hơn, và không chú trọng đúng mức về nhân quyền.

Cùng dự buổi họp báo là các dân biểu Zoe Lofgren, Frank Wolf và Ed Roy, bên cạnh đại diện của các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền như  Đảng Việt Tân và Tổ chức Quốc tế Yểm trợ Cao trào Nhân bản.

Nhân cuộc họp báo này, đông đảo tổ chức dân chủ, nhân quyền của người Việt hải ngoại gửi kiến nghị đến tổng thống Mỹ.  Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, chủ tịch Nghị hội Toàn quốc Người Việt tại Hoa Kỳ, tŕnh bày:

“Mười một hội đoàn đưa ra một bản lên tiếng gồm 5 điểm kêu gọi thế giới, bắt đầu với chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ để Việt Nam sớm có được những kiều điện tự do, dân chủ, nhân quyền.”

Giám đốc Human Rights Watch, bà Sophie Richardson, cũng bày tỏ quan tâm về hiện trạng nhân quyền ở Việt Nam, và đồng ư rằng t́nh h́nh cần được thay đổi.

Đại diện Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ Leonard cho hay rằng tự do tôn giáo vẫn bị vi phạm vô cùng nghiêm trọng ở Việt Nam thời gian qua, v́ vậy Tổng thống Mỹ cần lưu ư điều đó với lănh đạo của Việt Nam. Và việc đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC tức danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về vấn đề tôn giáo nên được xét đến.
 
Dân biểu Chris Smith, người từng có gần 30 năm tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ của Việt Nam, nói rằng ông sẽ tiếp tục các nỗ lực tranh đấu cho vấn đề nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam cũng như về tệ nạn buôn bán phụ nữ trẻ em Việt Nam.
 
Các ư kiến đưa ra tại cuộc họp sẽ đuợc đạo đạt lên tổng thống George W. Bush trước khi ông tiếp thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng tại Nhà Trắng vào ngày 24 tháng 6 tới đây.

(Nhă Trân tường tŕnh từ Washington DC.)

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]