Bảy cán bộ, phóng viên bị thu hồi thẻ báo chí

 
RFA - 01.8. 2008

Thứ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quư Doăn đă kư quyết định thu hồi thẻ nhà báo của 7 cán bộ và phóng viên của nhiều tờ báo trong nước.

Tiếp theo sau vụ bắt giam 2 kư giả của các báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ, nhiều nhà báo khác cũng bị kỷ luật v́ viết tin, bài liên quan đến vụ tham nhũng PMU18.

Thông tấn xă Việt Nam loan tin này hôm nay và cho biết lư do của sự việc này, là v́ các đương sự có vi phạm nghiêm trọng, trong hoạt động và thông tin trên báo chí, nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Những cán bộ và phóng viên bị thu hồi thẻ nhà báo gồm các ông Nguyễn Quốc Phong, phó tổng biên tập báo Thanh Niên, Bùi Văn Thanh, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, Huỳnh Kim Sánh, tổng thư kư ṭa soạn báo Thanh Niên, Dương Đức Đà Trang, trưởng văn pḥng đại diện báo Tuổi Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội và ông Trần Đ́nh Dũng tự Việt Dũng, phóng viên báo Khoa Học và Đời Sống.

Hai trường hợp khác bị khởi tố về tội tham ô tài sản và thiếu trách nghiệm, gây hậu quả nghiêm trọng là hai bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, phó tổng biên tập báo Người Cao Tuổi và bà Hoàng Tuyết Oanh, cán bộ báo Người Cao Tuổi.

Phản ứng của dư luận

Một nhà báo từ Việt Nam, xin được dấu tên cho đài RFA chúng tôi biết, là mới chiều hôm qua, tin này đă được đài truyền h́nh loan tải, trên toàn quốc.

Một kư giả khác của tờ Tuổi Trẻ, nói rằng, sự việc này đang được dư luận trong và ngoài nước theo dơi,  trên các trang web và internet.

Trong khi đó, luật sư Trần Lâm, từng nhiều lần tham gia hội luận trên đài Á Châu Tự Do chúng tôi, nhấn mạnh rằng, đây là một chủ trương kiểm soát báo chí, v́ đă có 2 nhà báo ngồi tù, có phóng sự  liên hệ tới vụ án tham những PMU 18:

Từ Hà Nội, kỹ sư Phạm Đức Chính, một nhà hoạt động dân chủ nhấn mạnh, việc thu hồi thẻ nhà báo nhằm che dấu những sự thật, bất lợi cho nhà cầm quyền.

Phần cô Lê Thị Kim Thu, một dân oan ở Đồng Nai th́ cho là, một khi nhà nước bưng bít thông tin th́ biện pháp đơn gian nhất là thu hồi giấy phép hành nghề của họ.

Cô cho biết là ngay trong ḷng thủ đô Hà Nội, người dân cũng mong muốn đất nước phải thay đổi, để quyền tự do ngôn luận, dân chủ, nhân quyền  được tôn trọng, như nhà nước từng khẳng định.

 

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]