"Việt Nam chừng như quên rằng thiếu nhi là tương lai của đất nước"

 

04.8.2005

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Theo ông Aaron Cohen, giám đốc điều hành USIM, tạm dịch là Tổ Chức Nghĩa Vụ Quốc Tế Mỹ, thì cho đến lúc này Việt Nam đang là nước đứng đầu vùng Đông Nam Á về số trẻ gái vị thành niên hoặc nhỏ tuổi hơn bị bán qua Kampuchia và các nước lân cận để hành nghề mãi dâm.

Dựa trên kinh nghiệm thu thập được trong những lần đi thực tế ở Kampuchia, ông Cohen trình bày trong bài phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện sau đây.

USIM là một tổ chức bất vụ lợi ở Hoa Kỳ, qui tụ những người thiện nguyện bản xứ hoặc người Mỹ gốc ngọi quốc chuyên hành động chống lại những hình thức vi phạm nhân quyền như đàn áp tôn giáo, chà đạp quyền sống, nô lệ tình dục, buôn người vào đường mãi dâm.

USIM là tổ chức họt động trên tầm cỡ quốc tế, đặc biệt là những đất nước đang mở mang trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Mục đích và nguyên nhân họt động

Từ lúc nào Tổ Chức Nghĩa Vụ Quốc Tế Mỹ USIM bắt đầu chú ý tới Việt Nam và tệ nạn buôn bán phụ nữ trẻ em từ Việt Nam qua Kampuchia hành nghề mãi dâm? Câu hỏi này được giám đốc điều hành USIM, ông Arron Cohen, trả lời như sau:

Tôi phát hiện ra một số thiếu nữ Việt Nam được mang lên chào hàng trên Ebay, rồi thì nhiều thiếu nữ Việt khác bị bán qua Đài Loan, Thái Lan, Nam Hàn, Singapore, Kampuchia vân vân, tôi bắt đầu chú ý nhiều đến Việt Nam hơn từ đó.

Ông Aaron Cohen

"Là từ khi bản thân tôi, trong tư cách giám đốc điều hành USIM, được viện đại học John Hopkins của Hoa Kỳ yêu cầu thuyết trình trong một hội nghị về tệ nạn buôn người mà đầu đề bài nói chuyện của tôi là Sự Hình ThànhVà Tiến Triễn Của Kỹ Nghệ Buôn Người Trên Thế Giới Qua Internet Và Tin Học.

Từ những điểm này, tôi phát hiện ra một số thiếu nữ Việt Nam được mang lên chào hàng trên Ebay, rồi thì nhiều thiếu nữ Việt khác bị bán qua Đài Loan, Thái Lan, Nam Hàn, Singapore, Kampuchia vân vân, tôi bắt đầu chú ý nhiều đến Việt Nam hơn từ đó."

Thanh Trúc: Ông có bao giờ đến Việt Nam tìm hiểu vấn đề không?

Arron Cohen: Có, tôi đã tới Việt Nam hồi tháng Mười Một và tháng Mười Hai năm 2004. Đúng ra là tôi đi cả hai nước, Việt Nam lẫn Kampuchia, là vì tôi muốn tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra trong vấn đề gọi là buôn người xuyên biên giới ở đây.

Ngoài ra, tôi cũng có bạn là luật sư, cô làm việc thân cận với thượng nghị sĩ Sam Brownback, người từng lên tiếng về những chuyện vi phạm nhân quyền và bất dung tôn giáo ở Việt Nam, cô gợi ý với tôi rằng USIM nên chú ý đền tệ nạn buôn người ở Việt Nam. Đó cũng là lý do khởi đầu sự tìm hiểu của tôi về Việt Nam.

Nguồn cung cấp và nơi chốn tiêu thụ

Thanh Trúc: Vậy trong những chuyến đi tới Kampuchia và Việt Nam, ông đã phát hiện điều gì về tệ buôn người?

Arron Cohen: Trước hết khi nói đến tệ nạn buôn người qua biên giới thì phải đề cập đến nguồn cung cấp và nơi chốn tiêu thụ. Trước hết đó là mối liên hệ làm ăn giữa những tổ chức hay những đường dây buôn người. Tôi lấy thí dụ về những trường hợp buôn người đã xảy ra ở Châu Mỹ này chẳng hạn.

Những cô thiếu nữ Columbia bị bán sang nước khác để hành nghề mãi dâm, trạm trung chuyển của những món hàng người này là Ecuador. Từ Ecuador, họ được chuyển tới nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Argentina, Brazil và Hoa Kỳ.

Dựa trên những dữ kiện vừa nói, trong chuyến công tác về Đông Nam Á, tôi đã tới Thái Lan, từ Thái tôi sang khu vực mạn Bắc Kampuchia rồi vào Việt Nam.

Tôi giả dạng như một người khách nước ngoài đi mua dâm, tôi la cà tới những hộp đêm, tôi giả vờ hỏi thăm những người tài xế tắc xi. Điều tôi nhận ra ngay là ở Kampuchia việc tìm kiếm những cô gái mãi dâm trong độ tuổi 8, 9 đến 10 thật là dễ dàng, và họ là người Việt Nam.

Những nô lệ tình dục

Thanh Trúc: Ông có thể cho biết có bao nhiêu cô gái nhỏ Việt Nam hành nghề mãi dâm ở Kampuchia là ông gọi là những nô lệ tình dục?

Arron Cohen: Có thể nói là hàng ngàn. Tôi đoan chắc đàn bà trẻ con Việt Nam bị bán sang Kampuchia để hành nghề mãi dâm hay tạm ngụ ở đây như một nước trung chuyển trước khi bị đưa qua những động mãi dâm bên Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc. Phúc trình của Liên Hiệp Quốc về nạn buôn người ở Đông Nam Á cũng có đề cập đến chi tiết này.

Tôi đoan chắc đàn bà trẻ con Việt Nam bị bán sang Kampuchia để hành nghề mãi dâm hay tạm ngụ ở đây như một nước trung chuyển trước khi bị đưa qua những động mãi dâm bên Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc.

Ông Aaron Cohen

Tôi đã tới một địa bàn trọng điểm của nạn mãi dâm ở Kampuchia là cây số Mười Một ở ngọai vi thủ đô Phnom Penh. Tại đây, tôi được biết vì chính phủ bản xứ đôi ba lần tảo thanh và giải thóat cho một số nạn nhân nhỏ tuổi nên những kẻ chủ mưu các đường dây mãi dâm dời họat động của họ lên thành phố Seam Reap. Thế là tôi rời cây số Mười Một để lên Seam Reap.

Tại Seam Reap, tôi phát hiện hai đối tượng bán dâm, đó là những cô gái nhỏ Kampuchia và những cô bé người Việt Nam. Đây là một công việc chẳng những khó khăn mà còn nguy hiểm nữa vì bọn buôn người có thể làm hại bạn nếu bạn sơ xuất và để lộ tông tích.

Tôi xin kể tiếp là tại những nơi có chứa các cô gái nhỏ Kampuchia để hành nghề mãi dâm thì con số này chỉ ba bốn cô là nhiều. Thế nhưng ở những nơi có chứa các em nhỏ Việt Nam thì phải ba bốn chục em, hầu hết đều quá nhỏ. Thành phố Seam Reap có rất nhiều tụ điểm mãi dâm kiểu đó, chỉ trong một tối mà tính ra thì tôi đã nhìn thấy cả trăm em gái nhỏ như vậy.

Đừng quên là tôi chỉ nói riêng về Seam Reap thôi, chứ nếu đi những nơi khác thì phải nói là Kampuchia có cả chục ngôi làng với những động mãi dâm, như vậy con số em gái nhỏ cho đến vị thành niên dưới 16 tuổi bị bán vào đường mãi dâm ở nước này phải lên đến hàng chục ngàn.

Nạn buôn người hoành hành

Thanh Trúc: Thưa ông Aaron Cohen, sau chuyến đi thực tế đó thì ông xếp hạng Việt Nam thế nào trong dành sách những nước Đông Nam Á có tệ nạn buôn phụ nữ và con trẻ vào đường mãi dâm?

Arron Cohen: Tôi có thể nói Việt Nam và Miến Điện là hai quốc gia có nạn buôn người hoành hành một cách tồi tệ nhất trong khu vực. Nói một cách khác, những kẻ bất lương ở Việt Nam và Miến Điện coi chuyện buôn người xuyên biên giới là một hình thức kinh doanh bạc tỷ.

Tôi muốn nhấn mạnh ở đây là nếu so sánh những số liệu trên bảng thống kê, ta thấy nhiều băng đảng buôn người Châu Á họat động mạnh ở Nhật Bản, Nam Hàn và Trung Quốc. Thế nhưng đó là những quốc gia đông dân, con số băng đảng bất lương không thấm vào đâu so với dân số đông đúc của họ.

Còn Việt Nam thì sao? Nếu nhìn vào con số 25% các tổ chức hay băng đảng với hình thức buôn bán con người trong số hơn 80 triệu dân thì ta có thể hiểu tệ buôn người ở Việt Nam đang trở thành một vấn nạn xã hội.

Từ điểm này, ta có thể nói phụ nữ và trẻ em Việt Nam đang là đối tượng của bọn buôn người, trong lúc chính phủ Việt Nam chưa có biện pháp tích cực để tích cực bảo vệ công dân của mình. Chính phủ Việt Nam chừng như quên đi rằng thiếu nhi là tương lai của đất nước, và nếu tương lai bị bán đi tức là tiền đồ quốc gia bị mai một.

Ông Aaron Cohen

Từ điểm này, ta có thể nói phụ nữ và trẻ em Việt Nam đang là đối tượng của bọn buôn người, trong lúc chính phủ Việt Nam chưa có biện pháp tích cực để tích cực bảo vệ công dân của mình. Chính phủ Việt Nam chừng như quên đi rằng thiếu nhi là tương lai của đất nước, và nếu tương lai bị bán đi tức là tiền đồ quốc gia bị mai một.

Thanh Trúc: Ông có gởi phúc trình của ông qua cho bộ ngọai giao Mỹ trong mục đích giúp họ hoàn tất bản phúc trình hàng năm về nạn buôn người trên thế giới không?

Arron Cohen: Tôi không chỉ gởi phúc trình lên viện đại học đang có chương trình nghiên cứu hỗn hợp với bộ ngọai giao Hoa Kỳ về tệ nạn buôn người mà còn gởi riêng một bản phúc trình lên viên chức chuyên trách phòng chống buôn người trong bộ ngọai giao là đại sứ John Miller nữa.

Có thể nói công trình tìm hiểu và theo dõi của tổ chức Nghĩa Vụ Quốc Tế Mỹ mà tôi là giám đốc điều hành đã đóng góp rất nhiều vào việc sọan thảo bản báo cáo của bộ ngọai giao Mỹ về tệ nạn buôn người trên toàn cầu.

Thất vọng

Thanh Trúc: Thưa ông Cohen, trong phúc trình về tệ nạn buôn người trên thế giới 2005 mà bộ ngọai giao Mỹ công bố hồi tháng Sáu, Việt Nam vẫn giữ vị trí thứ hai trong danh sách các quốc gia có tệ nạn buôn người nhưng không còn bị theo dõi sát nữa, ông có đồng ý với bậc hai mà Việt Nam được bộ ngọai giao Mỹ liệt kê như vậy không?

Arron Cohen: Phải nói là tôi không đồng ý mà còn có phần thất vọng vì thứ bậc của Việt Nam từ hạng hai bị theo dõi chuyển sang hạng hai không cần theo dõi trên danh sách buôn người thế giới của bộ ngọai giao Mỹ vừa qua.

Theo tôi thì Việt Nam có cải thiện hay không cải thiện về chuyện buôn người là điều không thể biết rõ vì mọi sự ở Việt Nam không minh bạch. Nhà cầm quyền Việt Nam không để những người họat động như tôi được trở qua nước họ nữa đâu.

Tháng trước hai thiện nguyện viên của USIM đến Kampuchia trong công tác tìm hiểu tệ nạn trẻ Việt Nam bị buôn sang Kampuchia hành nghề mãi dâm đã bị cảnh sát bản xứ dọa trục xuất, còn công an bộ nội vụ Việt Nam bên đó thì đe dọa, cáo buộc buộc họ vào ý đồ chính trị chống phá Việt Nam.

Tuy nhiên tôi vẫn hy vọng là nếu các tổ chức như USIM hoặc những tổ chức giám sát và bảo vệ nhân quyền quốc tế tiếp tục lên tiếng về vấn đề buôn phụ nữ trẻ em ở Việt Nam thì bản phúc trình năm tới của bộ ngọai giao Mỹ sẽ trung thực hơn.

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]