Tổ Chức Ký Giả Không Biên Giới: Cần phải tiếp tục áp lực để VN trả tự do cho các tù nhân lương tâm khác

 

 

29.8.2006

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Việt Nam vừa loan báo sẽ trả tự do cho nhà bất đồng chính kiến Phạm Hồng Sơn trong đợt ân xá kỷ niệm quốc khánh 2/9. Từ năm 2003, bác sĩ Phạm Hồng Sơn ban đầu bị tuyên án 13 năm tù, sau được giảm xuống còn 5 năm, với tội danh làm gián điệp sau khi ông chuyển dịch các bài viết về dân chủ trên trang web của toà đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. [Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này]

Tổ chức ký giả không biên giới RSF, một trong những tổ chức nhân quyền quốc tế đã nhiều lần lên tiếng yêu cầu nhà nước Việt Nam phải phóng thích ông vô điều kiện dù không được hồi đáp, phản ứng như thế nào trước tin này? Trà Mi trao đổi ông Julian Pain, chuyên gia về tự do ngôn luận trên internet thuộc RSF, và được ông cho biết.

Ông Julian Pain: Dĩ nhiên chúng tôi rất vui mừng trước tin nhà bất đồng chính kiến Phạm Hồng Sơn sẽ được trả tự do. Tuy nhiên, trước mắt vẫn chưa thấy gì nên chúng ta nên chờ đợi đến đầu tháng 9 xem chính phủ Việt Nam có thật sự giữ lời hay không.

Nếu quả đúng bác sĩ Sơn được phóng thích thì điều này chứng tỏ rằng Hà Nội có nhượng bộ trước áp lực quốc tế. Và như vậy, chúng ta nên tiếp tục áp lực, yêu cầu Việt Nam trả tự do cho trường hợp của Nguyễn Vũ Bình cũng như nhà bất đồng chính kiến trẻ Trương Quốc Huy. Chúng ta đừng quên rằng ngoài các trường hợp cụ thể này, ở Việt Nam vẫn còn nhiều nạn nhân khác đang chịu sự kèm kẹp, đàn áp.

Trà Mi: Trường hợp của nhà báo Nguyễn Vũ Bình cũng giống như bác sĩ Sơn, cũng được cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm. Thế nhưng, ông Bình lại không có tên trong danh sách ân xá năm nay. Theo ông, nguyên do chính vì sao?

Ông Julian Pain: Thật khó đoán được lý do thật sự vì sao, nhưng chúng ta biết rằng bác sĩ Phạm Hồng Sơn đứng đầu trong danh sách các nhà bất đồng chính kiến mà quốc tế chú ý, vì ông bị tù tội chỉ bởi đã chuyển dịch bài viết về dân chủ trên website của đại sứ quán Hoa Kỳ ra tiếng Việt.

Theo tôi, Mỹ rất quan tâm đến trừơng hợp của ông Sơn, và tình trạng của ông cũng được nhiều người biết đến vì báo chí quốc tế nhắc tới nhiều hơn so với trường hợp của Nguyễn Vũ Bình. Tôi thật tâm cho rằng lúc này đây chúng ta cần phải tạo áp lực nhiều hơn đối với nhà cầm quyền Việt Nam buộc họ phải thả các nhà bất đồng chính kiến khác, cụ thể là Nguyễn Vũ Bình và Trương Quốc Huy. Bây giờ là thời điểm thuận lợi, chúng ta nên tiếp tục đấu tranh.

Nếu quả đúng bác sĩ Sơn được phóng thích thì điều này chứng tỏ rằng Hà Nội có nhượng bộ trước áp lực quốc tế. Và như vậy, chúng ta nên tiếp tục áp lực, yêu cầu Việt Nam trả tự do cho trường hợp của Nguyễn Vũ Bình cũng như nhà bất đồng chính kiến trẻ Trương Quốc Huy. Chúng ta đừng quên rằng ngoài các trường hợp cụ thể này, ở Việt Nam vẫn còn nhiều nạn nhân khác đang chịu sự kèm kẹp, đàn áp.

Trà Mi: Như ông vừa nhắc tới, bác sĩ Phạm Hồng Sơn đứng đầu danh sách các nhà bất đồng chính kiến được quốc tế quan tâm. Thế thì với việc trả tự do cho ông Sơn, có phải Việt Nam muốn chứng tỏ cho thế giới thấy thiện chí thay đổi và cố gắng hoà nhập với cộng đồng quốc tế?

Ông Julian Pain: Không, tôi không cho là Việt Nam đang thay đổi. Họ cố tình tạo cho quốc tế cảm giác là họ đang thay đổi đó thôi. Vì thế cho nên họ phóng thích cho người tù lương tâm được nhiều ngừơi biết đến nhất. Sở dĩ chính phủ Hà Nội cần lấy điểm với quốc tế trong thời điểm này là vì họ đang vận động sự ủng hộ để bước vào WTO. Hà Nội biết rằng họ không thể cô lập mà cần phải hội nhập với thế giới để mở rộng giao thương và phát triển kinh tế.

Sự kiện bác sĩ Sơn được phóng thích không có nghĩa là tất cả các hồ sơ tương tự khác cũng sẽ đựơc chấm dứt, và việc làm này cũng không có nghĩa là chính quyền Việt Nam thay đổi quan điểm của họ về tự do báo chí, hoặc giả, từ nay, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia có tự do báo chí. Nhà nước Việt Nam cần phải chứng tỏ cho thế giới thấy đây không phải là một sự cải thiện tạm thời mà sẽ tiếp tục cải thiện nhân quyền và tự do báo chí trong nước.

Trà Mi: Nhưng Hà Nội vẫn một mực khẳng định rằng những nhân vật này bị tù tội là do có hành vi chống đối nhà nước, xâm hại đến an ninh quốc gia?

Ông Julian Pain: Đối với Nhà cầm quyền Việt Nam, báo giới phải là tiếng nói của đảng, đứng về phía đảng. Nếu anh vượt khỏi ranh giới này, anh sẽ bị coi là người bất đồng quan điểm chính trị.

Trong khi đối với quốc tế, báo chí truyền thông phải độc lập đối với các đảng phái chính trị và mọi phóng viên đều có quyền chỉ trích chính phủ và tự do bày tỏ quan điểm của mình mà không bị tù tội hay đàn áp. Tóm lại, những nhà báo này bị tù đày là do họ bất đồng chính kiến, nhưng nguyên nhân chính chỉ vì chính quyền không chấp nhận ý kiến độc lập và đối lập mà thôi.

Trà Mi: Chính phủ Việt Nam cho là chấp nhận những điều này sẽ có hại cho an ninh quốc gia. Ông nghĩ sao về quan điểm đó?

Ông Julian Pain: Tôi tin rằng tự do báo chí không thể nào gây hại cho xã hội nếu xã hội đó vững mạnh. Nếu thể chế chính trị lành mạnh và vận hành đúng vì lợi ích xã hội, thì tự do thông tin-tự do báo chí chỉ góp phần giúp nâng cao, cải thiện xã hội mà thôi.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn hôm nay.

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]