Quốc Hội Hoa Kỳ điều trần về tình hình nhân quyền tại Việt Nam

 

 

15.9.2006

Gia Minh, phóng viên đài RFA

 

Vấn đề nhân quyền tại Việt Nam vẫn là một trong những quan tâm của chính phủ Hoa Kỳ, dù rằng mối quan hệ giữa hai quốc gia về mặt kinh tế có nhiều tiến triển trong thời gian qua. Vào chiều ngày 14 tháng 9 vừa qua, một số thành viên của Ủy ban Nhân quyền Quốc hội Hoa Kỳ tiến hành một phiên điều trần về tình hình liên quan hiện nay tại Việt Nam.

 Biên tập viên Gia Minh của Đài Á Châu Tự do có mặt tại chỗ và gửi về bài tường trình sau.

Phiên điều trần diễn ra tại toà nhà Rayburn của quốc hội Hoa Kỳ dưới sự chủ tọa của ba dân biểu Zoe Lofgren, Loretta Sanchez và Ed Roy. Thành phần tham dự gồm nhiều những người quan tâm và đại diện của những tổ chức tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Mở đầu phiên điều trần, là phát biểu của bà Kathryn Cameron Porter, chủ tịch của Hội đồng Lãnh đạo về Nhân quyền.

Theo bà này thì hiện có nhiều quan ngại là khi vấn đề qui chế thương mại bình thường vĩnh viễn PNTR và tư cách thành viên tổ chức mậu dịch WTO của Việt Nam có khả năng đến gần, nhất là trước chuyến công du của tổng thống George W. Bush đến Việt Nam vào tháng 11 tới đây; các tổ chức theo dõi nhân quyền quan ngại nhiều vấn đề như tự do tôn giáo không còn được chú ý nữa.

Tuy nhiên, theo bà Kathryn Cameron Porter thì để duy trì những tiến bộ đạt được, chính phủ Hoa Kỳ cần phải tỏ rõ quyết tâm mạnh mẽ và lâu dài đối với vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.

Danh sách những vấn đề đáng quan tâm

Theo bà Kathryn Cameron Porter thì hiện có nhiều quan ngại là khi vấn đề qui chế thương mại bình thường vĩnh viễn PNTR và tư cách thành viên tổ chức mậu dịch WTO của Việt Nam có khả năng đến gần, nhất là trước chuyến công du của tổng thống George W. Bush đến Việt Nam vào tháng 11 tới đây; các tổ chức theo dõi nhân quyền quan ngại nhiều vấn đề như tự do tôn giáo không còn được chú ý nữa.

Diễn giả thứ hai tham gia điều trần trước các thành viên của Ủy ban Nhân quyền Quốc hội là ông T. Kumar, giám đốc Tổ chức Ấn Xá quốc tế Hoa Kỳ, phụ trách khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Ông T. Kumar đã mêu ra một danh sách những vấn đề đáng phải quan tâm tại Việt Nam như tình trạng giới hạn tự do ngôn luận, họp hội và lập hội.

Tình trạng tiếp tục giam tù các tù nhân chính trị; sử dụng chiêu bài an ninh quốc gia để hạn chế việc sử dụng Internet… Theo ông Kumar thì phía Hoa Kỳ mong muốn chính phủ Việt Nam phải có hành động cụ thể như trả tự do vô điều kiện cho những tù nhân lương tâm, những nhà bất đồng chính kiến, các qui định về Internet phải phù hợp với Hiến pháp Việt Nam:

Tiếp theo điều trần của bà Kathyn và ông Kumar là những đìêu trần của các diễn giả Việt Nam. Bà Tiên Jane Bùi Đỗ, vợ của ông Đỗ Công Thành, người bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ đúng một tháng trước đây khi đang về thăm quên ở Phan Thiết, trình bày về trường hợp gia đình bà và kể lại sự việc công an Việt Nam bắt chồng bà ông Đỗ Công Thành ngay trước mặt bà và con trai.

Bà lên tiếng kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ giúp đỡ để những người đấu tranh cho lý tưởng dân chủ như chồng bà đang bị nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ được tự do.

Thực trạng tình hình tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam

Bốn diễn giả tiếp theo gồm bà Ngô thị Hiền, chủ tịch Ủy ban Tự Do Tôn giáo Việt Nam, Ông Nguyễn Ngọc Bích, thuộc Nghị hội Quốc gia của Người Mỹ gốc Việt, Ông Kok Ksor, Sáng hội Người Thượng, và ông Đặng Vũ Chấn, đại diện khu vực Bắc Mỹ của Đảng Việt Tân.

Các diễn giả nêu lên thực trạng về tình hình tự do tôn giáo cũng như nhân quyền ở Việt Nam qua dẫn chứng với những trường hợp cụ thể.

Bà Ngô thị Hiền phát biểu trong khi Hoa Kỳ đang xem xét Quy chế Thương Mại Bình Thuờng Vĩnh Viễn cho Việt Nam thì, cũng cần xem xét chính quyền Hà Nội có tuân thủ lộ trình mà họ từng thỏa thuận để tránh những trừng phạt khi bị đưa vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo.

Ông Nguyễn Ngọc Bích nêu ra thực tế là sau khi Việt Nam có một số nhượng bộ trả tự do cho ba người gần đây thì sau đó lại liên tục sách nhiễu, bắt bớ đối với hơn chục nhà đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam trong suốt thời gian qua.

Đại diện của Sáng hội Người Thượng, ông Kok Ksor, cũng nhắc lại tình trạng hằng trăm người Thượng Tây Nguyên bị bắt bớ, tra tấn vì lý do tôn giáo. Ông này cho rằng hiện còn hơn 350 người Thượng Degar còn bị tù giam. Và ông cho biết người dân tộc Tây Nguyên mong muốn phía Hoa Kỳ giúp đỡ và đưa ra giải pháp có ý nghĩa.

Ông Đặng Vũ Chấn, đại diện Bắc Mỹ của đảng Việt Tân sau khi trình bày về tình hình phát triển phong trào dân chủ tại Việt Nam hiện nay như với nhóm 8406; rồi phương thức đối phó của nhà cầm quyền Việt Nam trước những làn sóng dân chủ đó.

Ông Đặng Vũ Chấn trình bày là việc đổi thay chính trị trước hết phải do chính ngừoi dân trong nước tiến hành; thế nhưng Hoa Kỳ có thể hỗ trợ cho quá trình đi đến dân chủ và giảm bớt tình hình đàn áp.

Ba nghị sĩ đồng chủ tọa phiên điều trần tiếp thu những trình bày của các diễn giả. Theo dân biểu Loretta Sanchez thì qua những họat động lâu nay của các phía thì cũng đã có một số tác động đến tình hình trong nước.

Theo bà thì nhiều người Việt bị mất đất đai đã lên tiếng khiếu kiện, những công nhân đã đình công để đòi tăng lương. Và nhiệm vụ là mọi người tiếp tục thúc đẩy nhà cầm quyền Việt Nam, thúc đẩy cả từ bên trong lẫn bên ngoài.

Ngoài những trình bày trực tiếp trong buổi điều trần, có có văn bản gửi cho Ủy ban Nhân Quyền Quốc hội Hoa Kỳ của Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam và Ủy ban Helsinki Việt Nam.

Phiên điều trần kết thúc sau chừng một giờ làm việc.

Gia Minh tường trình từ Washington D.C.

 

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]