Hoa Kỳ tiếp tục giữ tên Việt Nam trong danh sách cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo

 

 

11.9.2005

Thanh Quang, phóng viên đài RFA

 

Hôm thứ Ba tại Washington, Bộ ngọai giao Hoa Kỳ đã họp báo công bố bản phúc trình thường niên lần thứ 7 nhằm duyệt xét tình hình tự do tôn giáo khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Thanh Quang trình bày về cái nhìn của bản phúc trình này đối với tình hình tôn giáo tại Việt Nam như sau. [Bấm vào đây để nghe bài tuờng trình này]

 

Qua bản phúc trình thường niên vừa phổ biến hôm qua, Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ tuyên bố rằng các nước cộng sản tại Châu Á là Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Hàn, cùng xứ độc tài quân phiệt Miến Điện, là những nước vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng.

 

Việt Nam và 3 xứ láng giềng vừa nói, cùng 4 nước Iran, Ảrập Xê-út, Sudan, Eritrea thuộc trong sổ đen gồm 8 quốc gia mà Bộ ngọai giao Hoa Kỳ liệt kê là những nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo, gọi tắc là CPC.

 

Trường hợp Việt Nam

 

Tuyên bố trong cuộc họp báo công bố bản phúc trình năm nay, Ngoại trưởng Condoleezza Rice cho rằng, Việt Nam tiếp tục nằm trong sổ đen mặc dù Bộ ngọai giao Hoa Kỳ cho biết Việt Nam có đạt được ít nhiều tiến bộ trong lãnh vực tự do tôn giáo, cũng như đã thỏa thuận với Washington hồi tháng Năm vừa qua về việc Việt Nam sẽ cố gắng cải thiện nhân quyền.

 

Pháp lệnh tôn giáo của Việt Nam được cho là để mở rộng tự do tôn giáo nhưng lại qui định các tổ chức tôn giáo, cùng mọi hoạt động của họ, phải có sự cho phép chính thức của nhà nước.

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ

 

Bản phúc trình thường niên lần thứ bảy này của Hoa Kỳ lưu ý rằng nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục hạn chế hoạt động của những tổ chức, nhóm tôn giáo mà Hà Nội cho là đi ngược lại luật pháp và chính sách nhà nước.

 

Vẫn theo Bản phúc trình, mặc dù Việt Nam đề ra pháp lệnh tôn giáo mà giới cầm quyền nói là nhằm mở rộng tự do tín ngưỡng, nhưng khuôn khổ pháp lý của pháp lệnh đó quy định các tổ chức tôn giáo, cùng mọi hoạt động của họ, phải có sự cho phép chính thức của nhà nước.

 

Tiếp tục đàn áp tôn giáo

 

Bản phúc trình cũng nói rằng Việt Nam vẫn duy trì lệnh hạn chế đối với các chức sắc tôn giáo. Tình trạng đàn áp các tín đồ thuộc những tổ chức tôn giáo không được nhà nước công nhận tiếp diễn theo sự tùy tiện của địa phương, thường là do sự diễn giải lệch lạc của địa phương về chính sách nhà nước.

 

Nhiều trường hợp các viên chức địa phương tổ chức ép buộc người sắc tộc phải từ bỏ niềm tin của họ. Cảnh sát thì tiếp tục hành động giam giữ độc đóan, và đôi khi đánh đập tín đồ, nhất là người sắc tộc Tây Nguyên.

 

Đặc sứ John Hanford phụ trách tự do tôn giáo thế giới thuộc Bộ Ngọai Giao Mỹ cho biết thêm rằng Việt Nam tiếp tục không công nhận Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, gây trở ngại cho Giáo hội này, cũng như những tổ chức tôn giáo khác, trong việc hành đạo.

 

Trong khi đó, bản phúc trình xếp Trung Quốc, Bắc Hàn và Miến Điện là những quốc gia tòan trị, xem các nhóm, tổ chức tôn giáo là “kẻ thù của chế độ” chỉ vì đức tin của họ, hoặc vì thái độ độc lập của họ, không chịu lệ thuộc vào giới cầm quyền.

 

[Bấm vào đậy để đọc phần nói về Việt nam của Bản Phúc Trình]

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]