Công an dùng vũ khí siêu âm đàn áp công nhân biểu t́nh

 


11 vụ đ́nh công trong ngày 14 Tháng Hai 2006. Công ty giày Gia Định thuê công nhân vị thành niên. Nữ công nhân bị máy lột da đầu phải tự trả y phí và bị trừ lương

 

SÀI G̉N 15-02 (TH) - Cuộc đ́nh công của công nhân nhiều xí nghiệp cả vốn trong nước lẫn ngoại quốc vẫn tiếp diễn ở khu vực Sài G̣n và khu vực phụ cận dù có những cuộc điều đ́nh thúc ép làm việc trở lại, theo những tin báo chí tại Việt Nam.

 

Trong khi đó, một đảng chính trị cáo buộc rằng công an Cộng Sản Việt Nam đă dùng vũ khí siêu âm để đàn áp những cuộc biểu t́nh.

 

Theo tin tờ Người Lao Động th́ sáng ngày 15 Tháng Hai 2006, “hơn 400 công nhân công ty sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu Tân B́nh (Titco) trụ sở ở quận Tân Phú, Sài G̣n, đă trở lại làm việc sau khi những cơ quan chức năng và đại diện liên đoàn lao động quận Tân Phú đến giải thích, thuyết phục.”

 

Đây là cuộc đ́nh công mới phát khởi ở công ty vừa kể và không thấy nêu tên trong số những cuộc đ́nh công xảy ra trong ngày 14 Tháng Hai hoặc từ trước đó.

 

Trong khi đó, báo Tiền Phong trong bản tin ngày 15 Tháng Hai 2006 có tựa đề “Công nhân tiếp tục đ́nh công” viết rằng “Nhiều doanh nghiện FDI (vốn đầu tư ngoại quốc) vẫn dây dưa, chưa thực hiện hay cắt giảm tiền phụ cấp khác làm công nhân tại những khu chế xuất ở thành phố Sài G̣n tiếp tục đ́nh công.”

 

Tờ báo này viết tiếp rằng “Tính đến ngày 14 Tháng Hai 2006 tại Sài G̣n đồng loạt xảy ra 11 vụ đ́nh công...” nhưng lại không liệt kê tất cả những công ty xảy ra đ́nh công mà chỉ nêu tên một số như công ty giày Gia Định, Theodore Alexander, Hiro, Minh Phát, Perfect, Huê Phong.

 

“Cắt giảm chế độ, chậm áp dụng lương mới là nguyên nhân chính của đ́nh công.” Tờ báo vừa kể nói. Qua lời kể của một số công nhân tại những xí nghiệp trên, công nhân bị ép làm thêm 40 giờ một tuần, bị trừ tiền cơm trưa, nghỉ không phép bị trừ tiền nhiều hơn tiền ngày làm công, đi vệ sinh “không thẻ trừ 5,000 đồng/lần...”

 

Một số công ty chấp nhận tăng lương cho công nhân theo lệnh của Hà Nội th́ cắt những khoản phụ cấp khác.

 

Mặt khác, trong một thông cáo gửi đến báo chí đề ngày 12 Tháng Hai 2006 và cũng phổ biến trên một số diễn đàn Internet, đảng Dân Chủ Nhân Dân, một đảng chính trị hoạt động bí mật ở Việt Nam, vừa tố cáo rằng lực lượng công an Cộng Sản Việt Nam đă dùng loại vơ khí siêu âm để đàn áp những cuộc đ́nh công ở trong nước.

 

“Mới đây nhà cầm quyền Việt Nam đă cho phép Bộ Công An sử dụng những vơ khí cao cấp nhằm giải tán những cuộc biểu t́nh của công nhân.” Bản thông cáo của đảng Dân Chủ Nhân Dân viết. “Vũ khí này được Cục Hậu Cần (H14) trực thuộc Bộ Công An mua lại từ Trung Quốc, sử dụng hệ thống siêu âm, đặt trên những loại ô tô di động để nhanh chóng có mặt ngay tại hiện trường, không mang biểu hiệu và sắc phục công an nhằm tránh bị phát hiện.”

 

Bản thông cáo này cho hay chi tiết kỹ thuật của loại vơ khí này là “Hệ thống phát sóng cao cấp, có tầm phủ sóng phạm vi 200 mét, giống như một loại lựu đạn hóa chất làm tê liệt thần kinh để giải tán đoàn biểu t́nh. Khi máy phát sóng, những người nằm trong tầm ảnh hưởng bị cảm giác chóng mặt, buồn nôn, ủ rũ, khó thở, tức ngực có thể dẫn đến cái chết bất ngờ nếu bị yếu tim hoặc ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.”

 

Bản thông cáo c̣n nói “vũ khí nằm trong loại này được quốc tế liệt kê là loại vũ khí giết người chậm dựa trên những ư niệm nguyên tử bao gồm tia laser, sóng radio, tia nhiệt, sóng từ trường v.v... v́ khi sử dụng cũng có khả năng tàn phá không kém ǵ những loại vũ khí giết người nhanh.”

 

Đảng Dân Chủ Nhân Dân cáo buộc rằng “việc cho phép sử dụng những vũ khí này để đàn áp công nhân đ́nh công, biểu t́nh nhằm bảo vệ chế độ độc tài là hoàn toàn vi phạm nhân quyền, vi phạm thân thể con người và mang tác hại lâu dài không những đối với người bị đàn áp mà ngay cả nhân viên công an sử dụng cũng không thể tránh khỏi.”

 

Ngày Thứ Ba 14 Tháng Hai 2006, báo điện tử VNExpress nói rằng có khoảng 15,000 công nhân thuộc nhiều xí nghiệp khác nhau đă lăn công để đ̣i tăng lương và cải thiện chế độ làm việc. Trong trong số báo ra ngày 15 Tháng Hai 2006, VNExpress nói đă có “nhiều công nhân đ́nh công quay lại làm việc.” Tuy nhiên, nguồn tin này lại cho hay cuộc đ́nh công đă lan sang 2 công ty ở Biên Ḥa nhưng “chỉ có quy mô nhỏ” và công nhân đă quay trở lại làm việc b́nh thường.

 

Mô tả về sự cư xử tồi tệ của xí nghiệp giày Gia Định, hai nhà tranh đấu dân chủ nhân quyền ở trong nước, Nguyễn Chính Kết và Đỗ Nam Hải cho hay công ty này thuê mướn cả nhân công trẻ em từ 15 tuổi mà luật lệ lao động ở Việt Nam cũng cấm đoán.

 

“Nhiều công nhân dưới tuổi thành niên, có công nhân chỉ mới 15 tuổi (sinh 1991), và cũng có những công nhân hiện 18 tuổi nhưng đă làm việc ở công ty này từ 1 đến 3 năm.” Bản tin của hai ông cho hay. “Một thí dụ khác về phúc lợi xă hội và bảo hiểm tồi tệ của công nhân tại công ty giày Gia Định: làm việc thiếu an toàn lao động. Một nữ công nhân bị cuốn tóc vào bánh xe, da đầu bị lột hết. Nhưng công ty hoàn toàn tỏ ra vô trách nhiệm về vụ tai nạn này. Tự trang trải chi phí tai nạn lao động, nạn nhân bị khấu trừ lương để hoàn trả tiền tắc-xi và chi phí bệnh viện.”

 

Theo hai ông th́ “chủ nhân của công ty Giày Gia Định là người Đài Loan. Phía Việt Nam chỉ đóng góp mặt bằng và một số người tham gia quản lư công ty.”

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]