Văn Bút Quốc Tế đ̣i trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho nhà văn Trần Khải Thanh Thủy và tất cả tù nhân ngôn luận và lương tâm

 

 

Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Genève ngày 12 tháng 3 năm 2010 

 

Trong một Thông cáo/Kháng Nghị thư phổ biến toàn cầu ngày 10 tháng 3 năm 2010, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù (International PEN CODEP/WIPC) đă cực lực phản đối bản án 3 năm 6 tháng tù giam áp đặt đối với nhà văn Trần Khải Thanh Thủy. Văn Bút Quốc Tế khẳng định rằng nữ văn hữu Trần Khải Thanh Thủy bị trừng phạt bằng án tù giam chỉ v́ hành xử ôn ḥa quyền tự do để diễn đạt quan điểm của ḿnh. Cho nên Văn Bút Quốc Tế đ̣i bà phải được trả tự do tức khắc và vô điều kiện, tuân theo Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) mà nhà nước Việt Nam CS đă kư kết.

Từng là hội viên Hội nhà Văn và Câu lạc bộ nhà Thơ Hà Nội, bà Trần Khải Thanh Thủy là một nhà văn được công nhận, có tinh thần độc lập, viết nhiều tác phẩm giá trị, dưới một số bút hiệu khác nhau (Nguyễn Thái Hoàng, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thái B́nh, Nguyễn Quư Dân, Nguyễn Hải, Vơ Quế Dương, Trần Thị Thanh Hằng, Phạm Xuân Mai, Mai Xuân Thưởng, v.v.). Bà c̣n là một nhà thơ, nhà viết tiểu luận, phóng viên và cộng tác biên tập với nhiều tờ báo, như bán nguyệt san Tổ Quốc (báo bị cấm, in không giấy phép CS). Bà là tác giả Nhật Kư Ngục Tù, Hang Đá, Đối Thoại cùng Sông và mấy mươi tác phẩm thơ văn, bài báo khác. Bằng ng̣i bút bén nhạy, tinh tế, ngay thẳng, bà bênh vực những nạn nhân của bất công xă hội. Bà viết về các trường hợp cán bộ viên chức tham nhũng và lạm quyền, cướp đất chiếm nhà của hàng trăm nông dân không có khả năng tự vệ và chống đối. Bởi vậy bà Trần Khải Thanh Thủy trở thành đối tượng của nhiều cuộc sách nhiễu hung bạo và bắt giam để thẩm vấn của công an mật vụ. Kể từ tháng 9 năm 2006, bà là một tù nhân bị công an mật vụ sách nhiễu và canh chừng nghiêm ngặt tại nhà. Ngày 21 tháng 4 năm 2007, trong lúc bà bị mắc bệnh lao phổi nặng và bệnh tiểu đường, bà bị bắt giam cho đến ngày 31 tháng giêng năm 2008. Bà chỉ ra khỏi trại tù sau khi ṭa CS tuyên phạt bà 9 tháng 10 ngày tù giam (thời gian bà đă bị nhốt tù) và 3 năm quản chế v́ ‘’phá rối trật tự công cộng’’. Ban đầu, bà Trần Khải Thanh Thủy bị truy tố về "tội tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCNVN’’, theo Điều 88/H́nh luật CS. ‘’Tội’’ của bà: đă phổ biến nhiều bài tiểu luận mà chế độ kiểm duyệt CS không ngăn chận được. Bà c̣n bị cáo buộc là hội viên hoạt động của Khối 8406, hỗ trợ Ủy Ban Nhân Quyền độc lập và tham gia tổ chức một Công đoàn bất hợp pháp đối với nhà nước CS. Cuối cùng, v́ áp lực quốc tế và một số lư do khác, ṭa CS đă biến cải cáo trạng nêu trên thành ra tội ‘’phá rối trật tự công cộng’’. Về nhà, bà c̣n mang những vết thẹo rất rơ trên mặt và trên chân bà, hậu quả của 9 tháng 10 ngày bị đày đọa, hành hung, ngược đăi.

Ngày 25 tháng 9 năm 2009, bà Trần Khải Thanh Thủy phổ biến bài viết ‘’Tṛ Hề Xă Hội Chủ Nghĩa’’. Truyện kể lại quang cảnh đồng bào, bà con, thân nhân nhiều tù nhân ngôn luận và lương tâm sáng ngày 24 tháng 9 năm 2009 chen chúc đứng chờ phiên ṭa CS Hà Nội xử nhà dân chủ đối kháng Phạm Văn Trội. Rốt cuộc, phiên xử đă bị hoăn đến tháng 10 nhưng không có thông tri cho dân chúng biết. Ngày 8 tháng 10 năm 2009, bà Trần Khải Thanh Thủy đi Hải Pḥng để ủng hộ thân nhân gia đ́nh những nhà dân chủ đối kháng sắp bị ṭa CS xét xử. Chưa đến thành phố hải căng th́ bà đă bị Công an CS chận lại và buộc bà trở về Hà Nội. Chiều hôm đó, bà và chồng bà đă bị những kẻ ‘’lạ mặt’’ đến tận nhà gây sự, khiêu khích để lấy cớ đánh đập vợ chồng bà khiến bà bị thương ở đầu, máu chảy ướt hết tóc, đổ xuống vai áo và nền gạch trước nhà. Nhưng công an CS lại bắt giam bà Trần Khải Thanh Thủy, ngụy tạo h́nh ảnh (ngày chụp ảnh 28 tháng 2 năm 2005 đổi thành ngày 9 tháng 10 năm 2009), tung tin trên báo rằng bà đă gây thương tích cho một người có mặt lúc đó. Thế giới đều biết dưới chế độ CS không có báo chí tự do và nhà báo độc lập được phép hành nghề. Cho nên, dù chi tiết tin tức về biến cố chưa đầy đủ và rơ ràng, các quan sát viên trung thực đều tin rằng nhà văn Trần Khải Thanh Thủy là nạn nhân của một vụ bạo hành có tổ chức và điều khiển trong bóng tối. Chẳng khác vụ nhà báo nước Tunisie Taoufik Ben Brik bị bắt giữ mới đây v́ bị cáo là ‘’đă hành hung một phụ nữ trên đường phố’’. Phóng Viên Không Biên Giới xác quyết rằng tổng thống (độc tài) Zine El Abidine Ben Ali không bao giờ dung thứ ông Taoufik Ben Brik v́ những bài báo ông viết chỉ trích chế độ Tunis. Bà Trần Khải Thanh Thủy bị nhốt lại tại trại Hỏa Ḷ Mới (Cầu Diễn Hà Nội), nơi mà hai năm trước, giữa những điều kiện lao lung tồi tệ, bà c̣n bị tù thường phạm nhốt chung hành hung và sỉ nhục.

Cần nhắc lại, từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4 năm 2009, một chiến dịch thể hiện ‘’truyền thống văn hóa’’ phi nhân, đồi bại và quái đản, hiếm thấy trên thế giới, được tổ chức để ném phân người và xác chết thú vật vào cửa và mặt tiền căn nhà của bà Trần Khải Thanh Thủy. Sau khi bà Trần Khải Thanh Thủy bị giam cầm độc đoán đầu năm 2007, hội Nhà Văn Hà Nội dưới sự lănh đạo của đảng CS đă xóa tên bà trong danh sách hội viên. Một hành vi làm kinh tởm các nhà văn hội viên Văn Bút Quốc Tế v́ bà Trần Khải Thanh Thủy là hội viên danh dự của Trung Tâm Văn Bút Anh. Hành vi của hội Nhà Văn Hà Nội làm nhớ đến phong cách của hội Nhà Văn Liên Sô thời bạo chúa Staline ngự trị tại "thành tŕ tổ quốc xă hội chủ nghĩa". Đài Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) trao tặng bà Trần Khải Thanh Thủy Giải Tự do Phát biểu Lillian Hellman/Dashiell Hammet năm 2007. Năm 2009, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy và mục sư Nguyễn Công Chính đồng lănh Giải Nhân Quyền của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam.

Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy từng được Văn Bút Quốc Tế tuyên dương nhân dịp thế giới cữ hành Ngày Phụ Nữ Quốc Tế 8 tháng 3 năm 2007. Cùng với nhà văn và nhà báo Nga Politkosvkayav, nhà báo Umida Niyazo, nước Ouzbékistan, nhà báo Serkalem Fasi, nước Éthiopie, bà Trần Khải Thanh Thủy tiêu biểu cho những nhà nữ trí thức chân chính, những người cầm bút dấn thân, bất khuất, mà tù ngục, hăm dọa và cả đến giết hại không hủy diệt được tiếng nói chỉ trích bạo quyền và bạo lực.

Năm nay - 2010 - đánh dấu 50 năm thành lập Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù (1960). Trong một thông cáo đặc biệt phổ biến vào Ngày Phụ Nữ Quốc Tế 8 tháng 3, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy lại được Hiệp Hội Nhà Văn Thế Giới nhắc đến, cùng với 14 nhà văn và nhà báo phụ nữ được tuyên dương v́ là biểu tượng ḷng can đảm của hàng ngàn người cầm bút nam lẫn nữ từng bị dọa giết, bị tra tấn và tù đày, bị sát hại hoặc mất tích trong nửa thế kỷ qua :

Nhà văn Nawal El-Saadawi, nước Ai Cập; nhà văn Alaíde de Foppa de Solórzano, nước Guatamala; nhà thơ Alicia Partnoy, nước Argentine; nhà văn Nien Cheng, nước Trung Hoa (mất năm 2009); nhà văn Lydia Cacho Ribeiro, nước Mễ Tây Cơ; nhà văn Shahrnush Parsipour, nước Ba Tư; nhà văn Maria Elena Cruz Varela, nước Cuba; nhà báo Martha Kumsa, nước Ethiopie; nhà văn Taslima Nasrin, nước Bangladesh; nhà báo Sihem Bensedrine, nước Tunisie; nhà thơ  Irina Ratushinskaya, nước Nga dưới chế độ Cộng sản Liên Sô; nhà báo Anna Politkovskaya, nước Nga (bị ám sát năm 2006); nhà văn Aung San Suu Kyi, nước Miến Điện; nhà báo Natalia Khoussaïnovna Estemirova, nước Nga (bị bắt cóc và sát hại ở Tchétchénie năm 2009) và nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, nước Việt Nam (dưới chế độ CS).

Văn Bút Quốc Tế không quên nhắc đến cháu An Khuê mười ba tuổi, con gái út của bà Trần Khải Thanh Thủy và ông Đỗ Bá Tân, người chồng t́nh nghĩa thủy chung, hết ḷng bênh vực và ủng hộ bà. Nhà giáo Đỗ Bá Tân bị phạt 2 năm tù giam treo và 47 tháng tù quản chế trong cùng một phiên ṭa xử nhà văn vợ ông ngày 5 tháng 2 năm 2010 tại quận Đống Đa, Hà Nội. Văn Bút Quốc Tế c̣n nhấn mạnh rằng nhà văn Trần Khải Thanh Thủy là một trong số ít nhứt là 19 nhà văn dân chủ đối kháng bị nhốt tù ở Việt Nam. Văn Bút Quốc Tế cũng bày tỏ sự quan ngại sâu xa về t́nh trạng sức khỏe của bà Trần Khải Thanh Thủy v́ được biết bà mắc bệnh tiểu đường và bệnh lao phổi.

Văn Bút Quốc Tế kêu gọi các Trung Tâm Văn Bút gởi ngay Kháng Nghị để

- thúc giục nhà cầm quyền CS phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho nhà văn Trần Khải Thanh Thủy cùng tất cả những người hiện c̣n bị giam cầm ở Việt Nam ((tù nhân ngôn luận và lương tâm như bà Trần Khải Thanh Thủy). Đồng thời nhấn mạnh rằng hành vi trấn áp đó của nhà cầm quyền CS vi phạm Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà họ đă kư kết;

- đ̣i đảm bảo cho nhà văn nữ tù nhân Trần Khải Thanh Thủy được săn sóc và trị bệnh với đầy đủ thuốc men cần thiết.

 

(Nguồn tin và tài liệu: Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ và nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, thành viên Ủy Ban Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù, hội viên Trung Tâm NhàVăn Việt Nam Lưu Vong và Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc - Genève).

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]