Đại Hội Thế Giới kỳ thứ 71 của Văn Bút Quốc Tế lên tiếng về trường họp Việt Nam

 

 

 

Quyết Nghị về Việt Nam do Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại (Centre PEN Suisse Romand) soạn thảo và đề nghị, với sự tán trợ các Trung tâm Văn Bút Algérie, Anh, Ba Lan, Bỉ Pháp thoại, Bồ Đào Nha, Catalan, Croatie, Gia Nă Đại, Hoa Kỳ, Ḥa Lan, Hung Gia Lợi, Macédoine, Mễ Tây Cơ, Nga, Phần Lan, Pháp, Québec, San Miguel de Allende, Slovaquie, Slovénie, Sydney, Thụy Sĩ Đức thoại, Thụy Sĩ Ư thoại và Réto-romanche, Trung Hoa Độc Lập, Việt Nam Hải Ngoại và Ư Đại Lợi.

 

Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế, họp Đại Hội Thế Giới kỳ thứ 71 tại thành phố Bled, nước Slovénie,  từ ngày 14 đến 21 tháng 6 năm 2005,

 

Ghi nhận rằng nhà văn Nguyễn Đ́nh Huy (73 tuổi), nhà viết tiểu luận Nguyễn Văn Lư (59 tuổi) và nhà báo Nguyễn Đan Quế (63 tuổi) đă được phóng thích vào dịp Tết Ất Dậu. Bị giam cầm độc đoán, các nạn nhận cũng đă trải qua một phần lớn án tù, nhứt là ông Nguyễn Đ́nh Huy (12 trên 15 năm tù). Khi về nhà, họ c̣n bị quản chế thêm 5 năm nữa hoặc bi canh chừng nghiêm ngặt nơi cư trú;

 

Than phiền rằng nhiều nhà văn khác c̣n bị câu lưu, bị quản chế hành chánh hoặc bị hăm dọa truy tố ra ṭa và trừng phạt về mặt kinh tế. Như vậy nhà cầm quyền Việt Nam đă vi phạm quyền tự do phát biểu ư kiến, tiếp nhận và phổ biến tin tức trên mạng Internet và quyền tự do hội họp;

 

Kinh ngạc và công phẫn trước t́nh cảnh của các nhà dân chủ đối kháng sử dụng mạng Internet, một số người bị buộc tội "gián điệp" và bị kết án tù thật nặng nề trong những vụ án thiếu công minh và quyền bào chữa không được đảm bảo cho bị cáo. Trong số nạn nhân có :

 

Ông Nguyễn Khắc Toàn (50 tuổi), nhà báo và viết tiểu luận. Tháng 12 năm 2002, ông bị phạt 12 năm tù và 3 năm quản chế v́ tội danh "gián điệp". Ông bị bắt tháng giêng năm 2002 v́ những lời chứng của ông về những cuộc biểu t́nh của bần nông phản đối chính quyền lạm dụng quyền thế để cướp nhà chiếm đất trái phép, hiếp đáp người dân nghèo khổ. Ông đă phổ biến những bài tường thuật của ông về các biến cố đó trên mạng Internet cùng với những bài ông tố cáo nạn tham nhũng và những sự vi phạm nhân quyền. Theo lời bà mẹ ông (83 tuổi), ông rất đau yếu trong trại tù lao công cưỡng bách;

 

Ông Phạm Hồng Sơn (37 tuổi), nhà văn và nhà thông dịch. Tháng 6 năm 2003. ông bị phạt 13 năm tù, ṭa phúc thẩm giảm c̣n 5 năm tù vả 3 năm quản chế v́ tội danh "gián điệp". Ông bị bắt tháng 3 năm 2002 v́ phổ biến trên mạng Internet nhiều bài tiểu luận cổ xúy việc xây dựng một thể chế dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Ông bị biệt giam suốt nhiều tháng trời trước khi bị đày về trại lao công cưỡng bách. Người vợ tù nhân kể lại rằng chồng bà bị bệnh sa ruột và sưng mũi kinh niên;

 

Ông Nguyễn Vũ B́nh (37 tuổi), nhà báo và viết tiểu luận. Ngày 31 tháng 12 năm 2003, ông bị phạt 7 năm tù và 3 năm quản chế v́ tội danh "gián điệp". Ông bị bắt tháng 9 năm 2002 v́ phổ biến trên mạng Internet nhiều bài báo kêu gọi nhà cầm quyền thực thi cải cách chính trị và xă hội, cũng như các bằng chứng về vi phạm nhân quyền. Trong suốt 15 tháng giam cứu, ông bị câu lưu một ḿnh trong lao hầm. Sức khỏe của ông tồi tệ bi đát sau hai tuần tuyệt thực hồi tháng 5 năm 2004 để đ̣i cho người vợ và hai đứa con nhỏ của ông được vào trại lao công cưỡng bách thăm nom ông;

Ông Nguyễn Hồng Quang (47 tuổi), nhà văn và nhà luật học (không được phép hành nghề luật sư). Ông bị bắt tháng 6 năm 2004 rồi đến tháng 11 cùng năm bị phạt 3 năm tù v́ cái gọi là tội danh "xúi giục khích động người khác chống viên chức thi hành công vụ". Làm tư vấn pháp luật cho các tù nhân ngôn luận và lương tâm, ông Nguyễn Hồng Quang đă bênh vực những đồng bào thuộc các sắc tộc thiểu số bị ngược đăi và đàn áp. Ông c̣n tiến hành điều tra về những vụ vi phạm nhân quyền và phổ biến nhiều tiểu luận trên mạng Internet;

 

Lên án sự tiếp tục giam nhốt ông Trần Văn Lương (tên thật Trương Văn Lân 65 tuổi) bị bắt năm 1985, bị kết án tử h́nh sau đó đổi thành án tù chung thân. Và cũng lên án sự tiếp tục quản thúc ḥa thượng Thích Huyền Quang (thế danh Lê Đ́nh Nhân 88 tuổi) tại tu viện. Ban Hành Động Liên Hiệp Quốc chống Giam Cầm Độc Đoán đă tuyên cáo rằng sự tước đoạt quyền tự do của ông Trần Văn Lương và ḥa thượng Thích Huyền Quang là trái phép v́ biện pháp đó xâm phạm điều 19 của Tuyên Ngôn Toàn Thế Giới về Nhân Quyền và điều 19 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị. (Bản Quan Điểm Việt Nam số 13/1999 và số 20/2003);

Đ̣i nhà cầm quyền Việt Nam :

 

1. phóng thích tức khắc và vô điều kiện tất cả những người, nhứt là các nhà văn và nhà báo, c̣n bị giam nhốt, quản chế sau khi thụ h́nh hoặc quản chế hành chánh và quản thúc tại gia, chỉ v́ đă hành sử quyền tự do phát biểu của họ. Trong số những tù nhân đó có ông Trần Văn Lương, ông Nguyễn Khắc Toàn, ông Phạm Hồng Sơn, ông Nguyễn Vũ B́nh, mục sư Nguyễn Hồng Quang, ông Vơ Lâm Tể (bút hiệu Hướng Dương), thượng tọa Thích Tuệ Sỹ (thế danh Phạm Văn Thương), ḥa thượng Thích Huyền Quang (thế danh Lê Đ́nh Nhân), ḥa thượng Thích Quảng Độ (thế danh Đặng Phúc Tuệ), ông Lê Chí Quang, ông Nguyễn Đ́nh Huy, linh mục Nguyễn Văn Lư và ông Nguyễn Đan Quế;

 

2. chấm dứt tất cả những biện pháp sách nhiễu, hăm he và mọi sự đe dọa truy tố ra ṭa hoặc trừng phạt kinh tế đối với những nhà văn và nhà báo độc lập, như trường hợp nữ kư giả Nguyễn Thị Lan Anh (bút hiệu Lan Anh) và nhà dân chủ đối kháng Đỗ Nam Hải (bút hiệu Phương Nam);

 

3. cải thiện chế độ lao tù, để cho những tù nhân đau yếu được săn sóc, điều trị thích hợp và được gia đ́nh thân nhân thăm nom;

 

4.       bải bỏ kiểm duyệt và đ́nh chỉ mọi hạn chế đối với quyền tự do phát biểu, tự do báo chí,  tự do sáng tạo và xuất bản.

 

81 Trung tâm Văn Bút có đại diện tại Hội Đồng Đại Biểu  đă trực tiếp bỏ phiếu đồng thanh ủng hộ Quyết Nghị về Việt Nam 

 

 

 

Tên Trung tâm Văn Bút viết bằng Anh ngữ

 

Afghan, African Writers Abroad, Algerian, American, Austrian, Basque, Belgium Dutch-Speaking, Belgium French-Speaking, Bishkek, Bosnian, Bulgarian, Canadian, Catalan, Colombian, Croatian, Cuban Writers in Exile; Czech, Danish, Egyptian, English, Esperanto; Finnish, French, Galician, German, German-Speaking Writers Abroad, Ghanaian, Hungarian, Icelandic, Independent Chinese, Indian, Iranian Writers in Exile, Israeli, Italian, Jamaica. Japanese, Korean, Kosovo, Kurdish, Liechtenstein, Lithuanian, Macedonian, Malawian, Melbourne, Mexican, Moldovan, Montenegrin, Moroccan, Nepalese, Netherlands, Nigerian, Norwegian, Palestinian, Panamanian, Polish, Portuguese, Quebecois, Romanian, Russian, San Miguel de Allende, Scottish, Senegalese, Serbian, Sierra Leonean, Slovak, Slovene, Suisse Romand, Swedish, Swiss German, Swiss Italian and Reto-Romansh, Sydney, Tatar, Tibetan Writers Abroad, Trieste, Turkish, Ugandan, USA, Vietnamese Writers Abroad, Writers in Exile/American Branch, Writers in Exile/London Branch and Zambian PEN Centres.

 

 

Bản chuyển dịch ra Việt ngữ của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

                                                              

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]