Việt Nam Bị Tố Tra Tấn Giáo Dân: Dội Nước, Dí Điện, Đánh Gậy

 

 

Viet Bao

26/1/2011



Hội nhân quyền HRW kêu gọi Mỹ đưa VN vào sổ trừng phạt CPC
Việt Nam lại bị một hội nhân quyền ở Mỹ đ̣i hỏi đưa vào danh sách trừng phạt CPC về các vi phạm nhân quyền, theo tin VOA. Trong khi đó, bản tin Đià RFI loan rằng một hội nhân quyền từ Đức lên án công an Đà Nẵng đă tra tấn các giaó dân Cồn Dầu để ép nhận tội, ḥng trục xuất để giiả tỏa đất.
Bản tin VOA kể rằng, trong phúc tŕnh về t́nh h́nh nhân quyền trên toàn thế giới mới công bố, Human Rights Watch đă lên tiếng chỉ trích Việt Nam ‘tăng cường kiểm soát tự do ngôn luận trong năm 2010, sách nhiễu, bắt bớ và bỏ tù hàng loạt nhà văn, nhà vận động chính trị và những người phê phán chính phủ một cách ôn ḥa’.


Tổ chức có trụ sở ở New York cũng nói đến vai tṛ chủ tịch Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2010 của Việt Nam, nhưng Hà Nội ‘thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương ASEAN về ‘đẩy mạnh dân chủ’ và ‘bảo vệ và tăng cường nhân quyền và các quyền tự do cơ bản’.


Human Rights Watch cũng cho rằng ‘trong năm 2010 diễn ra một loạt phiên ṭa và các vụ bắt bớ mang tính chính trị, khi chính quyền gia tăng việc đàn áp bất đồng chính kiến trước khi diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 11 vào tháng Giêng năm 2011’.


Tổ chức thúc đẩy nhân quyền trên thế giới c̣n cho rằng tại Việt Nam ‘chính quyền chặn đường liên kết tới các trang mạng nhạy cảm về chính trị, yêu cầu các chủ đại lư internet kiểm soát và lưu trữ thông tin về hoạt động trên mạng của người sử dụng, sách nhiễu và gây áp lực với các blogger độc lập và những người viết bài chỉ trích trên mạng’.


Báo cáo có đoạn: ‘Chính quyền không cho phép các phương tiện truyền thông độc lập hoặc của tư nhân hoạt động trong nước, và quản lư báo chí cũng như internet rất ngặt. H́nh phạt h́nh sự được áp dụng để xử các tác giả, nhà xuất bản, trang mạng và những người sử dụng internet để phát tán thông tin chống chính phủ, gây nguy hại đến an ninh quốc gia, tiết lộ bí mật nhà nước hay khuyến khích các ư tưởng ‘phản động’.


Tổ chức này c̣n cho rằng ‘các cuộc đàn áp tôn giáo của Việt Nam mang tính hệ thống, nghiêm trọng và đang ngày càng xấu đi’.


Human Rights Watch c̣n nói rằng ‘các hội nhóm tôn giáo bắt buộc phải đăng kư với chính quyền và chịu phụ thuộc vào các ban tôn giáo do chính quyền kiểm soát. Chính quyền nghiêm cấm mọi hoạt động tôn giáo bị cho là đi ngược lại ‘lợi ích dân tộc’, ảnh hưởng đến khối đoàn kết dân tộc, gây rối trật tự công cộng hoặc ‘gây mầm mống chia rẽ’.


Human Rights Watch cũng lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo (tức CPC), mà Việt Nam đă được đưa ra khỏi danh sách này năm 2006.


Trong một cuộc phỏng vấn dành cho VOA Việt Ngữ gần đây Trợ lư Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Michael Posner nói rằng nhân quyền ‘sẽ luôn là một thành tố chính’ trong mối quan hệ Việt – Mỹ. Ông Posner c̣n cho hay, Washington sẽ ‘tiếp tục thúc ép Việt Nam’ về vấn đề gây tranh căi giữa hai quốc gia.


Về vấn đề tự do tôn giáo, ông Posner cho biết rằng Hoa Kỳ ‘đă thảo luận nhiều về một loạt các vấn đề về tự do tôn giáo’ tại cuộc đối thoại thường niên về nhân quyền ở Hà Nội hồi tháng 12 năm ngoái.
Ông nói thêm rằng Hoa Kỳ ‘đang trong quá tŕnh hoàn tất quyết định về việc nước nào sẽ bị đưa vào danh sách CPC’.


Chính quyền Hà Nội chưa lên tiếng trước phúc tŕnh chỉ trích t́nh h́nh nhân quyền ở Việt Nam do Human Rights Watch đưa ra.


Nhưng lâu nay, Việt Nam luôn khẳng định ‘tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện tự do tôn giáo - tín ngưỡng’.


Trong khi đó, đà́ RFI loan tin rằng Hiệp Hội Quốc Tế Nhân Quyền (Đức) đă kêu gọi Việt Nam trả tự do cho 4 giáo dân Cồn Dầu, và lên án Việt Nam đă tra tấn ép cung họ.


Bản tin RFI viết rằng, theo báo công giáo Eglise d’Asie, ngày mai thứ tư 26/01/2011, ṭa án Đà Nẵng sẽ xử phúc thẩm 4 tín đồ Công giáo thuộc giáo xứ Cồn Dầu. Trong một bức thư gởi chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và đức cha chủ tịch Ủy ban Công lư và Ḥa b́nh, 4 giáo dân khẳng định họ vô tội và họ bị công an tra tấn ép cung.


 Hiệp hội Quốc tế Nhân quyền (ISHR) có trụ sở tại Frankfurt (Đức) cũng theo dơi vụ việc này và yêu cầu phiên ṭa phúc thẩm phải cư xử công bằng. Đài RFI đặt câu hỏi với Tổng thư kư ISHR Vũ Quốc Dụng và được cho biết:


“...ISHR đă thu thập đủ bằng chứng để kết luận rằng đây là một vụ tra tấn khủng khiếp được thực hiện có hệ thống... Tôi xin kể vài cách thức mà công an đă dùng để tra tấn người tại đồn công an quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Công an Cẩm Lệ đă tra tấn vài nạn nhân bằng cách biệt giam họ 14 tuần liên tục với mục đích bẻ gẫy ư chí của họ và làm họ sợ hăi. Biệt giam là cách giam trong một pḥng không có ánh sáng nên tù nhân không c̣n biết ngày đêm, trong một pḥng hôi thối, nóng nực và thiếu không khí đến ngộp thở. Hàng đêm tù nhân chỉ ngủ chập chờn v́ phải cảnh giác để kịp thức dậy mỗi khi có cán bộ đến kiểm tra mỗi đêm 3-4 lần. Không kịp dậy để cho cán bộ thấy mặt là bị đánh. Ban ngày không làm ǵ cũng thường xuyên bị đánh.


Tất cả các nạn nhân bị đưa đi hỏi cung đều bị tra tấn. Cuộc đi cung tra tấn lâu nhất đă kéo dài 7 ngày liên tục, mỗi ngày từ 4 đến 8 tiếng, bất kể ngày đêm. Khi bị tra tấn, tù nhân thường bị c̣ng tay. Nếu bị ngất, th́ họ bị dội nước hoặc chích điện vào người cho tỉnh dậy rồi tra tấn tiếp. Dă man nhất là cách tra tấn dùng hai dép da đánh vào hai tai cho đến khi chảy máu tai hay dùng gậy đánh vào bàn tay hay bàn chân khiến cho nạn nhân bị đau tưởng như các lóng xương sắp rời ra. Nói chung, nạn nhân đă bị đánh tới tập bằng tay hoặc bằng gậy, bị đá hoặc đạp bằng giầy da vào đầu, mặt, tay, chân, ngực, lưng, bụng và cạnh xườn nếu không chịu trả lời theo ư công an điều tra. Nạn nhân cho biết họ bị thương khắp người, có nhiều chỗ bị đánh vỡ da, máu họ trào từ miệng, tai, mắt và mũi trong lúc bị tra tấn. Sau đó khi bị đưa trở lại pḥng giam, thân thể họ bị xưng vù, có nhiều vết thương toét da, vết bầm. Họ không đi nổi nữa, không ngủ được - có lúc không nằm được - v́ đau đớn. Trong 7 ngày liền.


Nếu xem biệt giam cũng là một h́nh thức tra tấn th́ có nạn nhân đă bị tra tấn trong thời gian tổng cộng là 101 ngày. Không có thuốc men, không có bác sĩ chăm sóc. Trong t́nh trạng bị tra tấn như thế đó, nạn nhân đă không c̣n cách nào khác hơn là nhận tội, nhận bất cứ tội ǵ mà công an tưởng tượng ra, cho dù họ không làm điều đó, cho dù điều đó có vô lư đến đâu chăng nữa...”

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]