Điều trần Tại Quốc Hội Hoa-Kỳ về Vi Phạm Tự Do Tôn Giáo Tại Việt-Nam

 

27/10/2005 - Vietnam Review

 Một buổi điều trần về vi phạm tự do tôn giáo tại việt-nam đă được tổ chức chiều hôm qua tại Quốc Hội Hoa-Kỳ. Hai nhóm dân biểu chuyên về nhân quyền và Việt-Nam đă đỡ đầu sinh hoạt chính trị này là Congressional Human Rights Caucus và Congressional Vietnam Caucus. Buổi điều trần được thực hiện đúng lúc v́ Bộ Ngoại Giao Hoa-Kỳ đang cứu xét xem có nên duy tŕ Việt-Nam trong danh sách những nước đáng quan tâm hay không (country of particular concern – CPC) và phúc tŕnh hàng năm của Bộ Ngoại Giao cũng sắp được hoàn tất.

Buổi điều trần được đặt được đặt dưới quyền chủ tọa của DB Zoe Lofgren (DC, California) với sự tham dự của các dân biểu Chris Smith (CH, New Jersey), Loretta Sanchez (DC, California), và Jeff Fortenberry (CH, Nebraska). V́ bận việc nên một số dân biểu đă không tham dự buổi điều trần được như đă dự trù: Tom Davis (CH, Virginia), Frank Wolf (CH, Virginia), Tom Lantos (DC, California).

Các nhân chứng được mời tham dự cuộc điều trần gồm có ô. Michael Cromatie, Chủ Tích Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới (U.S. Commission on International Religious Freedom – USCIRF), LM Nguyễn Thanh thuôc Công Giáo, MS Trương Trí Hiền thuộc Tin Lành, ô. Vơ Văn Ái thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt-Nam Thống Nhất, và ô. Lê Văn Hướng thuôc Giáo Hội Phật Giáo Ḥa Hảo. Ngoài ra Mạng Lưới Nhân Quyền Việt-Nam và Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) cũng đă đệ tŕnh bản điều trần và tài liệu tôn giáo cho Congressional Human Rights Caucus và Congressional Vietnam Caucus.

Ô. Michael Cromatie, Chủ Tịch USCIRF, nhận định rằng mặc dầu Việt-Nam mới trả tự do cho một số những tù nhân tôn giáo có tiếng tăm, nhưng thực tế cho thấy việc đàn áp tư tưởng, lương tâm, và tôn giáo hay tín ngưỡng vẫn tiếp diễn, đặc biệt đối với các dân tộc thiểu số. Trong năm qua, CSVN hứa cải thiện t́nh trạng của dân tộc thiểu số sùng đạo, nhưng chúng ta thất vọng v́ những hứa hẹn không trở thành những thay đổi tích cực. Ông Cromatie kêu gọi chính phủ Hoa-Kỳ không nên đặt quyền lợi kinh tế và an ninh lên trên vấn đề nhân quyền.

Ô. Vơ Văn Ái nhận định rằng từ 1945 tại miền Bắc và 1975 tại miền Nam CSVN đă thành công trong việc tiêu diệt các đảng phái chính trị, nghiệp đoàn, và các phong trào đối lập, nhưng đă thất bại trong việc loại trừ các tôn giáo lớn. Ngày nay dựa vào một quan niệm thực tiễn, CSVN đă buộc phải thừa nhận giá trị của các tôn giáo. Nhưng mục tiêu của CSVN là t́m cách quản lư các tôn giáo thay v́ phát triển tự do tôn giáo.

Theo ông Ái, quyết định xếp Việt-Nam vào danh sách CPC là một thất bại nặng nề của CSVN và là một dấu hiệu thừa nhận và ủng hộ của Hoa-Kỳ và quốc tế dành cho các phong trào tranh đấu bất bạo động để dành lại quyền tự do tôn giáo tại Việt-Nam. Quyềt định CPC đă mang lại một số kết quả với việc thả tự do cho một số nhân tù lương tâm. Tuy nhiên CSVN đă khôn khéo thiết lập một chính sách hai mặt. Mặt nổi để tuyên truyền với quốc tế là Việt-Nam có tự do tôn giáo. Nhưng mặt ch́m CSVN tiếp tục kín đáo đàn áp tôn giáo bằng cách chia rẽ và làm tê liệt các cộng đồng tôn giáo. Ḥa Thượng Thích Huyền Quang và vị phụ tá của ngài là Ḥa Thượng Thích Quảng Độ của Giáo Hội Phật Giáo Việt-Nam Thống Nhất vẫn c̣n là tù nhân ngay tại nơi tu viện của ḿnh trong gần 3 thập niên.

Mục Sư Trương Trí Hiền mới đến Hoa-Kỳ váo cuồi tháng 9/2005 sau khi trốn chạy qua Cam Bốt vào tháng 6/2005 v́ sự đàn áp Giáo Hội Mennonite Việt-Nam. Cá nhân ông bị CSVN truy nă v́ vào ngày 20/6/2005 ông đă gửi thư cho Quốc Hội Hoa-Kỳ tố cáo 77 vụ xâm phạm nghiêm trọng của CSVN đối với quyền tự do tôn giáo của giáo dân Mennonite. MS Trương Trí Hiền tiết lộ rằng CSVN đă thành lập Ban Chỉ Đạo 184 để chuyên đàn áp đạo Tin Lành.

MS Hiền tố cáo rằng “Việt nam không phải là một quốc gia pháp trị mà là một quốc gia đảng trị. Do đó chỉ thị của đảng Cộng sản Việt nam có giá trị cao hơn pháp luật và chỉ thị của thủ tướng. Đây là chính sách hai mặt của nhà nước Việt Nam trong vấn đề tôn giáo. Một mặt là chỉ thị mật của Đảng cộng sản th́ hướng dẫn các các cấp chính quyền đàn áp tôn giáo, mặt khác là những văn bản luật và chỉ thị của Thủ Tướng để công bố với cộng đồng quốc tế.”

Sau khi nghe các nhân chứng thuyết tŕnh về t́nh trạng vi phạm nhân quyền tại Việt-Nam, các dân biểu đă chú ư về hai chủ đề chính sau đây: (1) Làm thế nào để àp lực CSVN cải tiến tự do tôn giáo tại Việt-Nam một cách hiệu quả; (2) Liệu cải tổ kinh tế và buôn bán với thế giới có giùp cho Việt-Nam có thêm tự do hay không ?

Ô. Michael Cromatie đề nghị rằng Hoa-Kỳ tiếp tục để Việt-Nam trong danh sách CPC. Ngoài ra Hoa-Kỳ nên mở rộng những chương tŕnh ngoại giao và viện trợ nhưng ưu tiên nhắm vào việc phát triển tự do tôn giáo và nhân quyền. Ô. Cromatie cho rằng Việt-Nam sắp gia nhập Cơ Quan Thương Mại Quốc Tế (World Trade Organization – WTO), Việt-Nam cần phải theo các tiêu chuẩn quốc tế Ô. Cromatie khuyền cáo Quốc Hội Hoa-Kỳ nên thông qua Dự Luật Nhân Quyền Việt-Nam.

Ô. Vơ Văn Ái khuyến cáo chính phủ Hoa-Kỳ tiếp tục giữ Việt-Nam trong danh sách CPC cho đến khi Việt-Nam thực hiện những tiến bộ có thể đo lường được, đặc biệt là thừa nhận GHPGVNTN, thả tự do cho các Ḥa Thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ và các vị lănh đạo khác của GHPGVNTN. Theo ô. Ái, Hoa-Kỳ nên thiết lập những cơ chế để theo dơi việc thi hành thoả hiệp về tôn giáo mà Việt-Nam và Hoa-Kỳ đă kư kết vào tháng 5, 2005. Không nên cho Việt-Nam hường quy chế Thương Mại B́nh Thường vĩnh viễn mà quy chế “Thương Mại B́nh Thường” cần phải được duyệt lại hàng năm. Ngoài ra Quốc Hội Hoa-Kỳ nên chấp thuận Dự Luật Nhân Quyền Việt-Nam.

Ô. Vơ Văn Ái nhận định rằng cải tổ kinh tế và mở cửa buôn bán với nước ngoài cải thiện đời sống của dân chúng chút ít nhưng làm cho các viên chức nhà nước, cán bộ, đảng viên CSVN trở nên giầu có gấp bội. Cải tổ kinh tế không đương nhiên đưa đến tự do dân chủ. Quốc tế cần áp dụng thêm những biện pháp tạo áp lực cần thiết.

Ô. Lê Văn Hường đề nghị chính phủ Hoa-Kỳ can thiệp với chính phủ Việt-Nam để thực hiện một số hành động cụ thể trực tiếp liên quan đến PGHH như sau: (1) Cho phép PGHH hoạt động tự do mà không bị chính quyền can thiệp; (2) Cho phép PGHH tự quản trị; và (3) Thả tự do tức khắc cho 7 phật tử Ḥa Hảo bị tù v́ đ̣i hỏi tự do tôn giáo.

MS Trương Trí Hiền kêu gọi nhà nước Việt-Nam hăy để cho cộng đồng Tin Lành được tự do sống theo giáo lư và đức tin của ḿnh. Ngoài ra MS Hiền mong Quôc Hội và chính phủ Hoa-Kỳ “tiếp tục quan tâm và dùng mọi khả năng sẵn có của ḿnh để lên tiếng bênh vực và giúp đỡ cho các cộng đồng tôn giáo tại Việt Nam. Chúng tôi đề nghị quí vị tiếp tục đặt Việt Nam vào danh sách các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo cho đến khi nào chính quyền Việt Nam thật sự chấm dứt chính sách hai mặt và tôn trọng quyền tự do tôn giáo.”

LM Nguyễn Thanh bị giam trong các trại tù cải tạo CSVN khoảng 10 năm. Ngài bị tra tấn gần chết hai lần tại trại tù Suối Máu vào 20/6/1976 và tại trại 2 Sơn La vào tháng 2, 1977. LM Thanh đă chứng kiến cái chết trong tù của LM Nguyển Văn Hùng, cảnh đánh đập LM Nguyễn Hữu Lễ đền gần chết, cảnh chôn sống hai linh mục Nguyễn Văn Vàng và Nguyễn Quang Minh tại Quảng Ngăi.

LM Nguyễn Thanh kết luận rằng “Trong suốt 50 năm trải dài của cuộc đời tôi, CSVN vẫn liên tục đàn áp tôn giáo mà chính tôi là một nạn nhân sống sót…Bản chất cộng sản vẫn không hề thay đổi. Thật vậy, bao lâu Việt-Nam c̣n cộng sản, th́ Việt-Nam sẽ chẳng có tự do tôn giáo và nhân quyền.”

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt-Nam đă đề nghị ba biện pháp cụ thể để cải thiện t́nh trạng vi phạm tư do rôn giáo: (1) Hoa-Kỳ duy tŕ Việt-Nam trong danh sách CPC; (2) Hoa-Kỳ không cho Việt-nam hưởng quy chế thương mại b́nh thường vĩnh viễn (permanent normal trade relation – PNTR) cho tới khi Việt-Nam thả hết các tù nhân tôn giáo và chính trị và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng; (3) Quốc Hội Hoa-Kỳ thông qua Dự Luật Nhân Quyền Việt-Nam.

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]