Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức kháng án

 

 

Sau phiên xử gây tranh căi ngày 20/1 dành cho 4 nhà hoạt động dân chủ Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, và Lê Thăng Long, hai bị can Công Định và Duy Thức đă làm đơn kháng án. Trà Mi có thêm chi tiết.

 

Theo luật định, trong ṿng 15 ngày kể từ phiên sơ thẩm hôm 20/1, luật sư nhân quyền Lê Công Định và doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức đă làm đơn kháng cáo.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Khánh, vợ của nhà hoạt động dân chủ Lê Công Định, xác nhận với Ban Việt Ngữ VOA:

“Trong ṿng 15 ngày sau khi ṭa sơ thẩm tuyên án, anh Định đă làm đơn kháng cáo.”

Tại toà sơ thẩm hôm 20/1, luật sư Lê Công Định là 2 trong số 4 bị can thừa nhận rằng đă có hành vi sai phạm. Nguyên nhân của sự kháng cáo này như thế nào? Chúng tôi hỏi thăm bà Khánh, nhưng cựu hoa hậu Việt Nam năm 1998 đă từ chối đưa ra lời b́nh luận:

“Tôi không b́nh luận ǵ về việc làm của chồng tôi.”

Bà Khánh cho biết bà được vào thăm nuôi chồng mỗi tháng một lần:

“Theo chế độ b́nh thường mỗi tháng được thăm một lần, vào ngày 10 hằng tháng.”


Phát biểu với Ban Việt Ngữ VOA, ông Trần Huỳnh Duy Tân, em ruột của nhà dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức, xác nhận thông tin rằng người anh của ông đă kháng án, nhưng toà chưa giải quyết yêu cầu của luật sư xin phép được tiếp xúc với bị can:

“Anh Thức đă gửi đơn lên toà để kháng cáo rồi. Luật sư có đề nghị được gặp anh Thức, nhưng cho tới hôm nay ṭa chưa cho gặp, viện lư do thủ tục ǵ đó. Chắc cả tháng nữa luật sư mới được gặp anh Thức. Ngày 10 hằng tháng gia đ́nh được vào thăm anh. Tôi thấy anh cũng ổn, sức khoẻ và tinh thần ổn định. Anh Thức có nói là anh bị giam chung pḥng với một người khác.”

Ông Định bị phạt 5 năm tù giam và ông Thức lănh án 16 năm tù. Hai người c̣n lại trong phiên xử 4 nhà bất đồng chính kiến về tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền” là thạc sĩ tin học Nguyễn Tiến Trung, bị kêu án 7 năm tù, và doanh gia Lê Thăng Long, với bản án 5 năm tù. Theo thông tin từ người nhà của ông Trung, bị can này không kháng cáo.

Ông Nguyễn Tự Tu, thân phụ của Nguyễn Tiến Trung, phát biểu với Ban Việt Ngữ VOA rằng:

“Ngày 10/2 khi vào thăm gặp th́ Trung cho biết là không kháng cáo. Chúng tôi không biết có phải vậy không hay c̣n ư ǵ ở phía sau th́ ḿnh cũng không hiểu.”

Ông Tu cũng cho biết thêm về t́nh trạng của Trung trong lần thăm nuôi cách đây 3 tuần:

“Trung t́nh trạng sức khoẻ vẫn tốt, tinh thần th́ cũng có vẻ là vui vẻ, lạc quan, nhưng cũng có thể trước mặt gia đ́nh th́ như vậy.”

Ông Tu nói rằng theo lời kể của con trai, ông được biết điều kiện sinh hoạt của Trung trong trại giam cũng tốt:

“Trung nói là cũng tốt, ăn uống đầy đủ, trước đây Trung bị giam cùng pḥng với 1 người, nhưng sau khi xử án xong th́ người đó rút rồi.”

Chúng tôi cố gắng liên lạc với người nhà của bị can Lê Thăng Long, nhưng không thành. Không rơ bị can này có kháng án hay không.

4 nhà dân chủ Định, Thức, Long, và Trung bị kết án về tội mà chính quyền Việt Nam tố cáo là “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, theo điều 79 Bộ Luật h́nh sự, v́ những bài viết và hoạt động kêu gọi đa đảng mà giới cổ vơ dân chủ, các tổ chức bảo vệ nhân quyền, và nhiều nước trên thế giới gọi là tranh đấu cho dân chủ-nhân quyền.

Ông Lê Công Định là một trong những luật sư nhân quyền có tiếng tại Việt Nam. Ông nguyên là Phó Chủ nhiệm Luật sư đoàn TPHCM, được học bổng Fulbright tu học tại Mỹ, và từng bảo vệ cho hai luật sư nhân quyền đang bị cầm tù là Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân cùng với blogger Điếu Cày.

Thạc sĩ tin học Nguyễn Tiến Trung, trong thời gian du học tại Pháp đă thành lập Tập hợp Thanh niên Dân chủ và thực hiện các cuộc vận động chính giới quốc tế kêu gọi dân chủ cho Việt Nam trong đó có cuộc gặp với cựu Tổng thống Mỹ George W.Bush và Thủ tướng Canada Stephen Harper.

Ông Lê Thăng Long, một trong những doanh nhân tiêu biểu, nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty EIS, công ty công nghệ thông tin đầu tiên của Việt Nam đầu tư ra quốc tế với hàng trăm nhân viên làm việc trong và ngoài nước, kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Internet Một Kết Nối (OCI).

Doanh gia Trần Huỳnh Duy Thức thành đạt trong lĩnh vực công nghệ viễn thông, là sáng lập viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần OCI, và được nhiều người biết đến qua các bài viết với bút hiệu Trần Đông Chấn.

Tại phiên sơ thẩm hôm 20/1, hai bị can Long và Thức không thừa nhận có hành vi sai trái.

Các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế và nhiều nước trên thế giới đă lên tiếng bày tỏ quan ngại sau phiên xử này, đồng thời kêu gọi Việt Nam phóng thích ngay lập tức 4 nhà dân chủ Long, Định, Thức, và Trung.

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]