Ngày Nhân quyền Việt Nam 2008

VOA - 09/05/2008

Ngày Nhân quyền cho Việt Nam lần thứ 14 vừa được cử hành trọng thể hôm qua tại trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ với sự tham dự đông đảo của những nhà lập pháp Mỹ và đại diện các cộng đồng Việt Nam cùng những tổ chức vận động cho các quyền tự do cơ bản của người dân tại Việt Nam. Sau đây là tường thuật của phóng viên Lê Dân.

Ngày Nhân quyền cho Việt Nam phát xuất từ Nghị quyết của Quốc hội Hoa Kỳ và được nguyên Tổng thống Bill Clinton kư thành sắc luật mang số 103- 258 vào ngày 25 tháng Năm năm 1994.

Sắc luật quy định rằng ngày 11 tháng Năm năm 1994 được đặt làm “Ngày Nhân quyền cho Việt Nam” nhằm hỗ trợ cho các nỗ lực của Phong trào Bất bạo động đấu tranh cho Nhân quyền tại Việt Nam. Tổng thống Hoa Kỳ cho phép và yêu cầu ra tuyên cáo kêu gọi dân chúng Mỹ hàng năm tổ chức kỷ niệm với những hoạt động thích hợp.

Năm nay, lễ kỷ niệm lần thứ 14 được tổ chức được sự bảo trợ của rất đông các nhà lập pháp Hoa Kỳ như các thượng nghị sĩ Sam Brownback và Barbara Boxer, các dân biểu Tom Davis, Zoe Lofgren, Jim Moran, Chris Smith, Ed Royce, Loretta Sanchez...

Ngoài ra c̣n có sự tham gia của các tổ chức quốc tế như Amnesty International, Human Rights Watch, Liên đoàn Lao động Hoa Kỳ AFL-CIO, Hàn lâm viện Khoa học Mỹ, Viện Hỗ trợ Dân chủ Hoa Kỳ… cùng một số các tổ chức của những nước láng giềng với Việt Nam như Sáng hội Nghiên cứu Lao Cải Trung Quốc, Liên đoàn Miến Điện, Phong trào Dân chủ Lào Lansang, Hội Phật giáo Cambodia…và các cộng đồng, hội đoàn người Việt ở khắp nước Mỹ và trên thế giới.

Những năm trước, về phía Việt Nam vẫn có sự tham dự đông đảo của các nhân vật và tổ chức nặng ḷng với đồng bào trong nước như Tổ chức Quốc tế Yểm trợ Cao trào Nhân bản, Ủy ban Bảo vệ Nhân quyền Việt Nam...Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân cho hay năm nay lễ kỷ niệm có một số mặt được thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân nói: “Lễ kỷ niệm lần thứ 14 Ngày Nhân quyền năm nay có một số điểm đặc biệt. Đó là lần thứ nhất các anh em trẻ đứng ra nhận lănh trách nhiệm tổ chức, nên chúng tôi trở thành những người ủng hộ và dứng ra yểm trợ cho các em trẻ thôi. Cái thứ hai là lần đầu tiên bộ Ngoại giao có cử đại diện chính thức của họ đến phát biểu ư kiến và ngồi vào thuyết tŕnh đoàn trong cuộc hội thảo buổi chiều về vấn đề dân chủ và nhân quyền tại Á châu. Thứ ba, là cũng lần đầu tiên có những phái đoàn Tây Tạng, Pháp luân công, Miến Điện, phái đoàn Trung Hoa, phái đoàn Lào đến tham dự.

Trưởng ban Tổ chức lễ kỷ niệm năm nay là một người trẻ, bác sĩ Nguyễn Thể B́nh.

Bác sĩ B́nh nói: “Hôm nay là ngày mùng 8 tháng Năm, tổ chức lần thứ 14 Ngày Nhân quyền cho Việt Nam. Đây là một ngày rất quan trọng, được nước Mỹ công nhận, được Tổng thống Clinton công nhận vào năm 1994. Tới nay, hàng năm chúng ta đều tổ chức ngày lễ này rất long trọng. Đặc biệt năm nay có các anh em trẻ đứng ra tổ chức và được sự ủng hộ rất nồng nhiệt của các cộng đồng Việt Nam.”
 
Ngày Nhân quyền Việt Nam năm 2008 được tổ chức làm hai phần. Buổi sáng là lễ kỷ niệm diễn ra tại ṭa nhà Russell của Thượng viện Mỹ, với những bài phát biểu của thượng nghị sĩ Sam Brownback, các dân biểu Zoe Lofgren, Ed Royce, Chris Smith, Frank Wolf, các đại diện tổ chức, đoàn thể quốc tế và Việt Nam.
 
Buổi chiều là phần hội thảo, tổ chức tại ṭa nhà Rayburn của Hạ viện Mỹ với phần phát biểu của dân biểu Tom Davis. Được đặc biệt chú ư là phần thảo luận của ông Michael Orona, đại diện bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa viếng thăm và làm việc với chính phủ Việt Nam về nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo. Kế đến là phần tham luận của bà Sophie Richardson, đại diện Human Rights Watch, ông T. Kumar đại diện Amnesty International, ông Scott Flipse đại diện Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, và nhiều tham luận viên khác.

Bên lề buổi lễ, trả lời phỏng vấn của báo chí về t́nh h́nh nhân quyền tại Việt Nam trong năm qua và các triển vọng cho năm tới, dân biểu Chris Smith khẳng định là nhà cầm quyền Việt Nam không thể cứ tiếp tục các hành động vi phạm quyền con người mà không phải chịu hậu quả ǵ.

Dân biểu Chris Smith nói “Những người bị Hà Nội giam cầm, kết án vừa qua, chỉ là những người yêu chuộng dân chủ và muốn bảo vệ nhân quyền.

Ông nhận định: “Vậy mà nhà cầm quyền cho họ là chống lại nước Việt Nam. Tôi muốn khẳng định ngược lại, họ yêu đất nước họ. Họ yêu vô cùng và họ muốn mọi người được hưởng những ǵ mà mọi công dân khác trên thế giới được hưởng, như tự do và dân chủ. Thế nhưng không may là chính phủ lại không cho phép họ làm như vậy"

Điểm được chú ư nhiều nhất tại lễ kỷ niệm Ngày Nhân quyền Việt Nam 2008 là sự tham dự của nhiều người trẻ. Một thiếu nữ đến từ Canada là Bác sĩ Kim Ngọc.

Bác sĩ Kim Ngọc nói: “Tôi tên là Ngô thị Kim Ngọc, là bác sĩ tại Toronto.  Hôm nay tôi và gia đ́nh đến góp phần cho Ngày Nhân quyền cho Việt Nam. Tôi mới tốt nghiệp năm 2007.

Phái viên Lê Dân: “Cô c̣n rất trẻ, lư do nào thúc đẩy cô đến với Ngày Nhân quyền cho Việt Nam ?”

Bác sĩ Kim Ngoc nói: “Lư do thúc đẩy là v́ tôi rất được may mắn sinh ra tại Canada. Từ bé tới lớn, lúc nào tôi cũng có tự do, nhân quyền. Những vấn đề đó đối với tôi từ bé không cần phải suy nghĩ đến. Sau này lớn lên mới biết được là ở bên Việt Nam có rất nhiều người từ ngày sinh đă không có được nhân quyền, tự do. Suy nghĩ như thế nào, từ vấn đề nhỏ, cho tới vấn đề lớn, vẫn phải cẩn thận, không được ăn nói tự do, nên tôi cảm thấy cái đó rất là không công bằng.”

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, chủ tịch Ủy ban Quốc tế Yểm trợ Cao trào Nhân bản đă phát biểu về triển vọng của nhân quyền, tức các quyền tự do cơ bản của con người, và những nỗ lực đấu tranh đ̣i dân chủ, tự do trong nước,

Bác sĩ Quân nói: “Phó Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Nam Á và Thái B́nh Dương trong chuyến đến thăm bác sĩ Nguyễn Đan Quế đă khẳng định, thứ nhất là chính phủ Mỹ không chấp nhận dân chủ từ ngoài đưa vào, dĩ nhiên chắc chắn là không có chuyện đó. Thứ hai là họ cũng không chấp nhận dân chủ từ trên đưa xuống, có nghĩa là dân chủ giả tạo do chính quyền dựng ra. Họ nói là tất cả mọi sự đ̣i hỏi phải xuất phát từ dân chúng.”

Xin bấm vào đây để xem phóng sự bằng h́nh của Đài Á Châu Tự Do

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]