Lễ kỷ niệm năm thứ 11 ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam


12.5.2005

(VOA) - Hôm thứ Tư, ngày 11 tháng 5 năm 2005, lễ kỷ niệm năm thứ 11 Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam đă được tổ chức tại pḥng hội Hạ viện Hoa Kỳ. Thông tín viên Trần Nam của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ từ Washington đă có mặt trong dịp này và ghi nhận một số chi tiết về ngày kỷ niệm này như sau:

Thưa quí vị, sau 30 năm kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, người Việt lại cử hành lễ kỷ niệm năm thứ 11 Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam tại hội trường của Hạ Viện Hoa Kỳ hôm 11 tháng 5 năm 2005. Mở đầu buổi lễ, bác sĩ Đỗ Minh Thiệu, đại diện cho Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân bản đă nhắc lại một số chi tiết về ngày nhân quyền cho Việt Nam như sau:

Ngày 11 tháng 5, cách đây 15 năm, bác sĩ Nguyễn Đan Quế đă công bố một bản tuyên ngôn kêu gọi Hà Nội băi bỏ chế độ độc đảng, tôn trọng các quyền căn bản của người dân và trả lại cho người dân quyền lựa chọn một chính thể phù hợp với nguyện vọng của ḿnh qua những cuộc bầu cử tự do và công bằng.

Ngày mùng 5 tháng 5 năm 1994, Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ đă thông qua một Nghị Quyết, và sau đó Tổng Thống Bill Clinton đă ban hành một Đạo Luật qui định ngày 11 tháng 5 hàng năm là Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam.

Lễ kỷ niệm Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam năm nay đă được sự bảo trợ của Dân Biểu Tom Davis và sự đồng bảo trợ của các Nghị Sĩ George Allen, Sam Brownback, Edward Kennedy, và John McCain cùng các Dân Biểu James P. Moran, Dana Rohrabacher, Ed Royce, Loretta Sanchez, Chris Smith và Frank Wolf.

Ngoài sự tham dự của một số quan khách Việt Mỹ, người ta c̣n thấy sự hiện diện của nhiều đại diện của các nhóm tranh đấu cho nhân quyền, cũng như các tổ chức cộng đồng, hội đoàn và đoàn thể của người Việt tại Hoa Kỳ cũng như từ Canada và Châu Âu.

Theo lời Ban tổ Chức th́ có 2 sinh hoạt chính trong ngày lễ này, trước hết là phần nghi lễ để kỷ niệm năm thứ 11 Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam và sau đó là buổi hội thảo về những đ̣i hỏi dân chủ từ trong quốc nội.

Trong phần phát biểu đầu tiên của quan khách, Dân biểu Tom Davis của Tiểu Bang Virginia, một người đă tích cực ủng hộ các nghị quyết về nhân quyền tại Quốc Hội Hoa Kỳ đă giới thiệu một đồng viện là nữ Dân Biểu Zoe Lofgren của Bang California. Bà là một khuôn mặt quen thuộc với cộng đồng người Việt tại miền Bắc Tiểu Bang California và là một trong số những người Mỹ đă tiếp xúc với những người Việt tị nạn đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ cách đây 30 năm:

Cách đây 30 năm khi tôi đang nói chuyện điện thoại với Ṭa Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam để t́m cách giúp những người Việt đang bỏ nước ra đi th́ đường dây điện thoại bị gián đoạn. Sau đó chúng tôi đă đón nhận nhiều người Việt tị nạn đến San Jose với sự giúp đỡ của Hội Hồng Thập Tự và các cơ quan khác. Công cuộc tranh đấu rất khó khăn cho nhân quyền tại Việt Nam vẫn chưa chấm dứt. Điều vui mừng duy nhất là nước Mỹ đă trở nên phong phú biết bao nhờ những người Mỹ gốc Việt định cư trên đất nước này. Chúng tôi sẽ đứng về phía quí vị trong việc đ̣i hỏi nhân quyền cho Việt Nam.

Trong số quan khách, người ta cũng nhận thấy sự hiện diện của Nghị Sĩ Sam Brownback, Tiểu Bang Kansas, người đă đi Việt Nam hồi đầu tháng Giêng năm 2004 và đă tiếp xúc với Linh Mục Nguyễn Văn Lư . Ông kết luận rằng ông vẫn c̣n những quan ngại về tự do tôn giáo và tự do chính trị tại Việt Nam. Nhân ngày nhân quyền cho Việt Nam Nghị Sĩ Sam Brownback đă nói nói với cử tọa như sau:

Những ǵ mà quí vị đang làm là để vận động cho nhân quyền, cho tự do tôn giáo, và các quyền tự do cho người dân tại Việt Nam. Họ là những người đáng được hưởng những thứ tự do đó, họ cần có tự do nhưng họ không có được tiếng nói, v́ vậy họ cần quí vị làm việc đó.

Khi đi Việt Nam tôi có đến gặp Linh Mục Nguyễn văn Lư. Ông là người không đáng bị tù tội chỉ v́ ông lên tiếng đ̣i tự do tôn giáo. Và những người khác khi đ̣i những quyền tự do tối thiểu cũng đă bị giam giữ như vậy. Đây quả là điều hoàn toàn sai trái. Tuy nhiên nếu không có tiếng nói kiên tŕ của chúng ta th́ có lẻ ngày nay Linh mục Lư cũng sẽ vẫn c̣n bị giam giữ. Điều tôi muốn nói là việc làm và nỗ lực của quí vị đă thật sự mang lại kết quả.

Đặc biệt trong năm nay Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế đă gửi ra ngoài một cuốn băng ghi lại những lời phát biểu của ông về ngày Nhân Quyền cho Việt Nam. Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân Chủ Tịch Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản đă nói về nội dung của những lời phát biểu này như sau:

Đặc biệt là có lời phát biểu của bác sĩ Nguyễn Đan Quế gửi ra, trong đó ông đă cám ơn những người đă ủng hộ ông, và ông cũng nói rằng v́ hoàn cảnh đặc biệt ông không thể sang tham dự buổi lễ được và ông cảnh giác đồng bào là Cộng Sản đang gặp khó khăn họ sẽ có thể dùng chuyến đi của Phan văn Khải để mà đưa ra cái chiêu bài đoàn kết và đồng bào hải ngoại nên cảnh giác. Theo ông th́ Cộng Sản trước khi mà có thể đoàn kết với cộng đồng người Việt hải ngoại th́ cộng sản hăy đoàn kết với đồng bào trong nước trước, có nghĩa là phải hủy bỏ điều 4 Hiến pháp, hủy bỏ Nghị Quyết CP -31, phải trả tự do tất cả các tù nhân chính trị, chấp nhận sinh hoạt chính trị đa nguyên và phải có một lịch tŕnh cụ thể về vấn đề bầu cử tự do.

Khi được về lư do tại sao năm nay lể kỷ niệm ngày nhân quyền cho Việt Nam lại có cuộc hội thảo về đề tài “Những Đ̣i Hỏi Nhân Quyền Từ Quốc Nội”, bác sĩ Nguyễn Quốc Quân cho biết:

Sở dĩ có buổi hội thảo về những đ̣i hỏi nhân quyền ở trong nước là v́ hiện nay vấn đề tranh đấu cho nhân quyền đă khởi sự lẻ tẻ từ thập niên 70, 80 và có những đ̣i hỏi cục bộ thôi, thí dụ như đ̣i hỏi tự do tôn giáo, đ̣i hỏi tự do phát biểu ư kiến hay quyền tư hữu. Nhưng mà bây giờ đă đến một bước ngoặt mới, cái phong trào tranh đấu ở trong nước nó đă lớn mạnh nhờ sự kiên tŕ tranh đấu của đồng bào trong nước, của các nhân vật đối kháng ở trong nước, và với sự vận động của đồng bào ở hải ngoại đă làm áp lực quốc tế lên chính quyền Hà Nội, thành ra có những đ̣i hỏi bây giờ không phải cục bộ nữa mà có tính cách tổng quát, giải quyết toàn bộ vấn đề. Thí dụ như lời kêu gọi của Ḥa Thượng Thích Quảng Độ đ̣i hỏi dân chủ đa nguyên và đ̣i hỏi bầu cử tự do cũng như lộ tŕnh 9 điểm của bác sĩ Nguyễn Đan Quế đưa ra để dân chủ hóa Việt Nam. Chúng tôi thấy rằng trước khi chúng ta biết chúng ta có thể làm ǵ th́ chúng ta phải hiểu rơ vấn đề v́ vậy mới cuộc hội thảo hôm nay nhắm vào những khía cạnh kinh tế, chính trị tác dụng trên nhân quyền, khía cạnh pháp lư trên nhân quyền, khía cạnh nhân quyền trong vấn đề tranh đấu cho dân chủ, và đặc biệt có một đề tài hết sức đặc biệt, đó là tiến sĩ Mai Thanh Chuyết tŕnh bày đề tài ô nhiễm môi sinh, một khía cạnh vi phạm nhân quyền mới.

Theo lời Ban Tổ Chức th́ trong khuôn khổ của lễ kỷ niệm năm thứ 11 ngày nhân quyền cho Việt Nam, một buổi tiếp tân cũng sẽ được tổ chức vào buổi tối cùng ngày với sự hiện diện đặc biệt của nhà bác học Torsten Wiesel, Khôi Nguyên Giải Nobel về Y Khoa, Viện Trưởng Danh Dự Đại Học Rockfeller và Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Hàn Lâm Viện Khoa Học New York .

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]