MẠNG LƯỚI NHÂN QUYỀN LÊN TIẾNG ỦNG HỘ
CUỘC ĐẤU TRANH CỦA CÔNG NHÂN VIỆT NAM

 

 

 

Vietnam Human Rights Network

12522 Brookhurst St., Suite 23 * Garden Grove, CA 92840 - USA

Tel: (714) 636-8895

Email: vnhrnet@vietnamhumanrights.net * http://www.vnhrnet.org

 

*  *  *

 


Suốt 70 năm qua, Cộng Sản Việt Nam (CSVN) vẫn hô hào tranh đấu v́ quyền lợi của giai cấp bị bóc lột trong xă hội là công nhân và nông dân vô sản, nhưng trên thực tế, sau khi CSVN cầm quyền hơn nửa thế kỷ tại miền Bắc và hơn 30 năm trên toàn quốc, công nhân và nông dân đă bị đối xử tàn tệ, bất công và nghèo khổ hơn.

Trong thời kháng chiến, CSVN thường xúi giục công nhân đ́nh công, nhưng mỉa mai thay, ngày nay CSVN không những cấm đoán công nhân đ́nh công, mà c̣n ra mặt bênh vực các nhà tư bản ngoại quốc. Tức nước vỡ bờ: từ hơn 3 tuần qua, trên 50 ngàn công nhân vùng Sài G̣n và B́nh Dương đă đ́nh công đ̣i tăng lương v́ mức lương tối thiểu của họ c̣n quá thấp và không thay đổi từ năm 1999: dưới 40 Mỹ kim một tháng ở các công ty có vốn nước ngoài và 20 Mỹ kim tại những công ty quốc doanh. Trong khi đó đồng bạc năm nào cũng bị mất giá và năm 2005 lạm phát lên đến 8%. Hơn nữa điều kiện làm việc tồi tệ, đe dọa sức khỏe của công nhân. Để đối phó, nhà cầm quyền cộng sản đă bắt giữ khoảng 100 công nhân đ́nh công tại B́nh Dương.

Thảm trạng nầy đă cho mọi người thấy rơ CSVN và nhà cầm quyền Hà Nội hoàn toàn dối trá khi rêu rao bảo vệ quyền lợi cho người nghèo, đặc biệt là công nhân và nông dân. Thật vậy, trên thực tế, phần đông dân chúng càng ngày càng nghèo túng, trong khi đa số cấp lănh đạo Đảng và nhà nước đă giàu thêm biết bao nhiêu lần.

Trước t́nh trạng đau ḷng nầy, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam:

1. Đ̣i hỏi nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do tức thời cho các công nhân bị bắt giữ v́ tham gia đ́nh công và tôn trọng nhân quyền, đặc biệt là quyền thành lập nghiệp đoàn lao động độc lập, chiếu theo bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Điều 23), Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị (Điều 22) và Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Kinh Tế, Xă Hội và Văn Hóa (Điều 8) do Liên Hiệp Quốc ban hành mà nhà nước Việt Nam đă cam kết tôn trọng.
2. Thỉnh cầu Liên Hiệp Quốc, các quốc gia cấp viện cho Việt Nam cũng như các tổ chức lao động trên thế giới, đặc biệt là các liên đoàn lao động Hoa Kỳ can thiệp và hỗ trợ công cuộc đấu tranh bất bạo động của công nhân Việt Nam chống lại sự bóc lột và đối xử tàn tệ của các công ty và nhà nước Việt Nam.
3. Thành khẩn kêu gọi cộng đồng người Việt hải ngoại tích cực hỗ trợ công cuộc đấu tranh của công nhân chống lại mọi bất công trong xă hội.

Công bố tại Little Saigon, California, ngày 23 tháng 1 năm 2006.
Lê Minh Nguyên, Trưởng Ban Phối Hợp MLNQVN

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]