Tội phạm chưa được trừng phạt: cướp đất

Trường Văn, phóng viên đài RFA, Jan 22, 2006

 RFA - Ngoài các từ thông thường như hải tặc, không tặc, lâm tặc, cát tặc, và mới đây nhất là đinh tặc, tại tỉnh Khánh Hoà trong năm qua đă xuất hiện một từ mới được lưu truyền trong dân chúng đó là “địa tặc”. Xin mời quư thính giả theo dơi phần tŕnh bày của Trường Văn về vấn đề “địa tặc” sau đây.

Theo số liệu Tổng Thanh Tra nhà nước Việt Nam công bố cho biết trong năm 2005 có khoảng 60% các vụ khiếu kiện là liên quan đến nhà đất.

Nguyên nhân là do việc thu hồi đất, giải toả để xây dựng những công tŕnh lợi ích công cộng không được đền bù xứng đáng. Ngoài ra có những địa phương khi ra lệnh giải phóng mặt bằng, chính quyền đưa ra lư do để xây dựng khu công nghiệp, nông nghiệp hay lâm nghiệp … nhưng trong thực tế lại chia chác cho cá nhân hoặc bà con thân nhân những người có chức, có quyền tại địa phương.

“Địa tặc”

Điển h́nh như tại tỉnh Tây Ninh, người dân trong vùng bị giải toả được chính quyền cho biết là đất sẽ được sử dụng để trồng rừng nhưng trên thực tế đất này được chia cho các viên chức trong tỉnh để trồng cây cao su. Trị giá đất khi được bồi thường vào khoảng mấy trăm ngàn đồng một mẫu nhưng khi trồng cây cao su, giá đất vườn lúc đó lên đến 100 triệu một mẫu.

Tại Khánh Hoà, mánh khóe của các cán bộ có chức có quyền khác hơn. Các vị này nắm các qui họach sử dụng đất đai của tỉnh nên hoặc tự ḿnh hoặc cho con cháu đứng tên mua với gía rẻ những khu đất nằm trong qui họach, những khu đất này thường là đất rẫy, ít giá trị nhưng một khi được qui họach để h́nh thành khu du lịch th́ giá trị của đất tăng không biết bao nhiêu mà kể.

Một người dân tại Nha Trang giải thích về từ địa tặc như sau: “Địa tặc thí dụ như mấy ông đă được cấp nhà cấp đất rồi nhưng địa chính lại chia cho nữa, hưởng quyền lợi nhiều nơi, con mấy ổng c̣n đi học cũng được cấp đất.”

Bà cho biết thêm là mới đầu chỉ dính líu đến Ủy ban nhân dân tỉnh, bí thư nhưng sau đó cơ quan điều tra phát hiện thêm một số người khác nữa: “Lúc đầu năm ông, bây giờ dính vô 8 ông. Cái này không phải riêng địa phương đâu mà dính líu mấy bộ trưởng ở trung ương nữa cho nên người ta nói nó dột từ trên nóc nhà dột xuống.”

Một người dân khác cũng phát biểu: “Phía chia chác nằm ở phía sông Lô khu du lịch, đất bây giờ có giá lắm. Hồi xưa mấy ổng thu hồi của dân th́ đền bù không có bao nhiêu nhưng chia chác rồi bán cho nhau gấp mấy lần, cả tỉ luôn.”

Không bị trừng phạt

Hỏi thêm một người dân nữa về nạn địa tặc tại Nha Trang, th́ được nghe bức xúc tường tận hơn: “Hồi đó là những rẫy sát núi, sau đó nhà nước mở đường, đền bù không thoả đáng, mấy cha cũng xúm nhau mua đất mua đai, chỗ của mấy ông không giải toả c̣n chỗ dân th́ giải toả.” Trong bối cảnh như vậy nhưng các quan chức liên hệ vẫn không suy suyển ǵ cả, theo lời bày tỏ của dân địa phương: “Bầu cử mấy ổng vẫn dính lại y như cũ.”

Đối với ư kiến của dân cho rằng các địa tặc không bị trừng phạt ǵ cả, Luật sư Bùi Quang Nghiêm cho rằng điều này chỉ đúng một phần: “Theo như phát biểu của Thứ Trưởng Đặng Hồng Vơ th́ có 5 chiêu ăn đất của dân và có trừng trị chứ không phải không, nhưng v́ vụ việc này nhiều quá mà chỉ trừng phạt một số ít thôi nên dân phản ánh như vậy.”

Người dân tại các tỉnh hay đang ngồi tại Vườn Hoa Mai Xuân Thưởng đều mong mỏi các cấp thẩm quyền tại trung ương giải quyết rốt ráo những vụ vi phạm đất đai và nghiêm khắc trừng trị những người có tội để không c̣n có nạn địa tặc trong tương lai nữa.

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]