XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA ĐẶT Á CHÂU TRƯỚC KHÚC QUANH DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN
LÂM LỄ TRINH
Lịch sử nhân loại - củng như cuộc sống con người - không trôi phẳng lặng như một giòng sông thẳng tắp tuyệt ngàn . Định luật thiên nhiên luôn luôn trớ trêu đặt ra nhửng thác , nhửng ghềnh và khúc quanh trắc trở phải vượt qua để thách thức sinh lực của các nền văn minh và quyết tâm tồn tại của các dân tộc. Trong gần hai thập niên, thế giới đã đề cao mức tiến vượt bực của các con rồng kinh tế ở Đông Á và xem như báo hiệu cho một tương lai ca hát không ngừng . “ Thiên niên kỷ sắp đến , Á châu sẽ lên ngôi bá chủ” , đa số thầy bói sáng thời cuộc không ngại phỏng đoán như thế . Tuy nhiên gần đây, một sự khủng hoảng tiền tệ nghiêm trọng bổng chốc bao trùm Đông Nam Á , gây sửng sốt cho mọi giới và khiến người ta tìm hiểu lý do. Còn nhớ cách đây ba năm, trên tạp chí Foreign Affairs , số xuất bản tháng chín 1994, được Fareed Zacharia phỏng vấn trong bài “ Văn hóa là Định mệnh, Culture is destiny “, lý thuyết gia Lý Quang Diệu đã xác quyết rằng nền văn hóa tuyệt luân của Đông phương , với những đặc tính cổ truyền, giử vửng nền móng Á châu và giúp cho lục địa này phát triển nhịp nhàng từ xã hội nông nghiệp qua xã hội kỷ nghệ , vì thế nhu cầu dân chủ xem như thứ yếu đối với sự ổn định kinh tế . Bắc kinh, Hànội, Djakarta, Kuala Lumpur , Singapore và Manila liền lên tiếng ủng hộ nhiệt liệt quan điểm của Diệu . Một số thức giả đã không đồng ý . Tháng chạp 1994, nhà hoạt động Nam Hàn cho nhân quyền Kim Dae Jung, phản pháo ,củng trong Foreign Affairs, với một bài phê bình sắc bén “ A response to Lee Kuan Yew. Is culture Destiny ? The myth of Asía’s Anti- democratic values”, trong đó Kim Đại Trọng ( vừa đắc cử Tổng thống Nam Hàn ) kháng biện rằng xã hội Á châu , bị Tây phương ảnh hưởng, đang chuyển dần đến chủ nghỉa cá nhân, nhiều Chính phủ Đông phương hiện xen mạnh vào đời sống quần chúng bằng luật lệ quy chế và đa số lảnh tụ ở châu Á thẳng tay lạm dụng bỉ ổi chiêu bài “ bảo vệ văn hóa” để trấn áp đối lập chính trị . 1
1- Xu hướng Toàn cầu hóa gia tăng áp lực
Đi sâu hơn nữa, các chuyên gia ngoại quốc đã phân tách những nhược điểm chung của cái gọi là “ phép mầu kinh tế” của vùng Đông Á . Theo Paul Grugman , giáo sư tại Stanford, phép lạ này thật ra là một huyền thoại . Đông Á phát triển mau chỉ vì nhờ động viên mạnh tài nguyên, đầu tư nhiều vào vốn thể chất trong nước như nâng cao trình độ giáo dục công nhân, trã lương hậu để khuyến khích công chức nhân viên, đầu tư ở nước ngoài…v..v..thay vì nhờ biết khai thác óc sáng tạo và dựng lên những hiệu năng mới 2 .Krugman dùng cụm từ hoa mỷ “ perspiration rather than inspiration “ để vạch ra chổ yếu của khối Asean, “ con người khổng lồ có đôi chân đất sét ‘, một hiện tượng phồn thịnh dựa vào sự vận dụng tài nguyên và mồ hôi nước mắt của giới lao động hơn là vào chủ trương kích thích trí tuệ. Để đạt thắng lợi trong tương lai , các xứ Đông Á triển hạn - hay đúng hơn, hy sinh trong hiện tại - việc thoả mản các nhu cầu cấp thời của quần chúng về tự do và nhân quyền. Krugman cho rằng phương thức này, dưới vài khía cạnh, không khác đường lối áp dụng tại Nga thời Krushchev và Brejnev khi Cộng sản chuyên chế cạnh tranh ráo riết với tư bản Hoa kỳ . Năm 1959, tại diển đàn Liên Hiệp Quốc, Krushchev lớn tiếng hăm dọa thế giới tự do “ We will bury you !” vì tin kinh tế chỉ huy sẽ qua mặt kinh tế thị trường trong thập niên 70. Cuối cùng, chính xã hội chủ nghĩa đã sập tiệm vì đường lối “ perspiration rather than inspiration “ phản lại khát vọng dân chủ của quần chúng . Vùng Đông Á còn sống trong một huyền thoại thứ hai , nguy hại không kém. Theo học giả Robert A. Manning và Paula Stern 3 , các nước Á châu tại vòng đai Thái Bình Dương không phải là một khối thuần nhất về chính trị, kinh tế, tôn giáo, lịch sử và văn hóa như nhóm này rêu rao. Nhiều vấn đề tranh chấp nội bộ có cơ nổ lớn như chuyện dành chủ quyền tại Trường Sa , Hoàng Sa và các đảo ở Nam Hải ; thống nhất Nam và Bắc Hàn ; sáp nhập Đài Loan vào Trung quốc; Đông Timor đòi tách khỏi Nam Dương; tranh ảnh hưởng giữa Đông Kinh và Bắc Kinh…Đa số quốc gia Á châu vì thế muốn Hoa kỳ có mặt tại Thái Bình Dương để giữ thế quân bình . Sau khi rút khỏi căn cứ Phi Subic Bay , Hoa Thịnh Đốn lưởng lự giữa khuynh hướng trở lại thế cô lập và đường lối chủ động mạnh . 4 Hoa kỳ đã thoát ra khỏi Chiến tranh lạnh trong vị thế thủ lảnh của thế giới tự do và hiện được xem như đại cường duy nhứt trên địa cầu . Tuy nhiên, từ gần một thập niên nay, chưa ai định nghỉa thỏa đáng nội dung của “Tân Trật tự Thế giới “ mà Tổng thống George Bush đã nêu ra lần đầu tiên năm 1990 trong một diển văn . Nhiều lục địa vẫn bất ổn mặc dù không còn vướng mắc với xã hội chủ nghĩa . Cuối Hè 1993, trong buổi hội thảo tại The Council on Foreign Relations , New York, và cuộc tranh luận nhiều tháng trên tạp chí Foreign Affairs về đề tài “ trật tự mới thời hậu chiến tranh lạnh “, quan điểm độc đáo của Samuel P. Huntington, thuộc Đại học Harvard, thu hút sự chú ý của nhiều giới với hai bài tham luận “ The Clash of Civilizations” và “Paradigms of the Post- Cold War World ” . Gs Huntington cho rằng các tranh chấp giữa các nền văn minh cận đại sẽ thay thế từ nay mọi hình thức tranh chấp khác , kể luôn về ý thức hệ . Văn minh bao gồm những yếu tố khách quan chung như ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa, tôn giáo.tập quán, định chế và đồng thời, về mặt chủ quan, sự xác định lý lịch, identification . Gs S.Huntington nhận ra đại để có 8 nền văn minh lớn trên địa cầu : Tây phương ( gồm các quốc gia Aâu châu và Bắc Mỹ ), Khổng giáo, Nhựt bổn, Hồi giáo, Aán độ giáo, Tư lập phu chính thống, Mỹ La tinh và Phi châu. Phân tranh sẽ nổ dài theo những lằn nứt văn hóa chia cách các nền văn minh vừa kể vì nhiều ý do : thế giới mổi ngày thêm thu hẹp, di cư không ngớt gia tăng, các sắc dân với văn hóa dị biệt sống chung đụng nên có cơ hội xô xát thường xuyên, những bất đồng bắt nguồn từ văn minh khác nhau có tính cách cụ thể và căn bản (nhứt là trong phạm vi tín ngưởng), công cuộc canh tân kinh tế và cải tiến xã hội làm suy yếu chính quyền tại chức và thúc đẩy các tổ chức theo trào lưu chính thống (fundamentalists) kêu gọi việc trở về nguồn..v..v.. Gs Huntington đặc biệt nhấn mạnh đến cái mà ông gọi “the kin -country syndrome” . Hội chứng quốc gia thân tộc này thúc đẩy những nước thuộc một nền văn minh chung kết khối để tự vệ và chiến đấu .Theo ông, phần đông tranh chấp trong tương lai sẽ không vì tài nguyên mà vì những giá trị căn bản bất khả dung hòa. Một số thức giả 5 đả kích quan điểm của S . Huntington vì cho rằng cách phân loại các nền văn minh nêu trên không xác thực , hơn nữa trong mổi khối quốc gia đồng chung văn hóa và tín ngưởng thường có những tranh chấp đẩm máu , thế giới cần cố gắng dung hòa thay vì phân ranh các văn minh hệ , chủ thuyết Mao - ít phá sản tại Trung hoa 10 năm trước khi Đế quốc Sô viết sụp đổ chớ không phải vì chiến tranh lạnh chấm dứt..v..v..Không phân biệt ủûng hộ hay bài bác S. Huntington , gần tất cả nhân vật vừa nói đều đồng ý ít nửa về một sự kiện : Việcï canh tân hóa phần lớn phát xuất từ Tây phương là vùng tiến nhanh về khoa học, kỷ thuật, dân chủ và kinh tế thị trường. Hiện tượng này biến đổi quần chúng, xã hội và chính sách. Ngày nay, canh tân hóa đồng nghỉa với Tây phương hóa và Tư bổn hóa , vì thế chẳng nhửng gây lo ngại không ít cho các chính phủ chuyên chế đương nhiệm mà lắm khi còn gặp phản ứng trái ngược và bị nghi kỵ chống đối . Tại Việt Nam , hội chứng “ diển biến hòa bình “ là mối ám ảnh ngày đêm của Bắc bộ phủ . Trong bản tường trình ngày 12 tháng 6.1997 , Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc kết luận bằng một nhận xét :” Sau sự sụp đổ của lý thuyết cộng sản , chỉ còn một ý thức hệ kinh tế duy nhứt trên mặt chính trị “. Mậu dịch tư do lần hồi tiến tới sự toàn thắng và sẽ chi phối các chế độ trên phương diện chính trị lẩn xã hội. Nhân loại đang chứng kiến hiện tượng” Kinh Tế Thị Trường Toàn cầu hóa Thế giới “ . Gs Jacques Adda , thuộc viện Đại học Bar Ilan, Do thái, chú giải rỏ hơn :” Nói đến toàn cầu hóa là nói đến sự thống trị trên toàn thế giới của một hệ thống kinh tế : chủ nghĩa tư bổn “. Kinh tế thị trường có những định chế pháp lý và tín dụng riêng. Mặt khác, hệ thống này đặt ra những quy luật về giá cả, cạnh tranh, lợi nhuận , cách đối xử với lao động,…v..v…Thật ra, ý niệm toàn cầu hóa đã xuất hiện từ thế kỷ 15 với giới thương hồ tung ra từ Aâu châu để lục tìm nguyên liệu , thị trường , quý kim và thuộc địa . Vào cuối thế kỷ 20, hiện tượng toàn cầu hóa mới đạt đến cao độ , nhờ phương tiện di chuyển, truyền thông mở mang như vủ bão, các hàng rào thuế quan dẹp bỏ và luật lệ tài chính, ngân hàng thêm thống nhứt. Tại một số lục địa, biên giới quốc gia được xóa bỏ để tự do trao đổi văn hóa , tin tức và hàng hóa. Xí nghiệp tư bổn đổ xô về những vùng có nhân công rẻ và luật lệ phân minh. Không còn một xứ nào ngày nay có thể điên khùng sống như một hải đảo giữa lòng nhân loại, Tự cô lập là chọn kiếp cùi hủi . Nhưng một khi nhập cuộc, phải chấp nhận luật chơi .
2 - Á châu trước khúc quanh Dân chủ và Nhân quyền
Cuộc khủng hoảng tiền tệ tại Đông Á . Chiến tranh Đông dương vừa tàn thì các nước ASEAN liền thay mục tiêu : từ phòng thủ chống cộng, đổi sang khai thác thị trường . ASEAN đã thành công ; hơn thế, còn kết nạp thêm VN, Lào và Miến Điện . Về chính trị, trên nguyên tắc, khối thịnh vượng này không xen vào việc nhà của các thành viên và tuyên bố độc lập với Hoa Kỳ. Trên thực tế, bằng luật lệ mậu dịch, tài chính , đầu tư và ngân hàng , ASEAN ảnh hưởng mạnh đối với mổi chính phủ trong tổ chức . Nhân danh nhu cầu giử ổn định để làm ăn, ASEAN là trọng tài hòa giải những tranh chấp nội bộ hay giữa hội viên và lân bang khổng lồ Trung hoa, Một Thị trường Chung Thái Bình Dương AFTA sẽ ra đời năm 2002 theo dự định. Đến nay, đa số hội viên Asean áp dụng đường lối chuyên chế, ngoại trừ Phi Luật Tân . Quyết định thu nạp Miến Điện bất chấp sự phản đối của thế giới tự do chứng tỏ Asean quyết tâm thi hành một chính sách riêng biệt. Từ tháng 7 .1997 , ASEAN bất thần sa vào một cơn lốc tài chính.” Ngủ long” hoảng hốt vì đầu hôm sớm mai , tiền tệ mất giá nặng: đồng bath Thái sụt 40% kéo theo rupiah Nam Dương, giảm 20 % ; đô la Tân Gia Ba giảm 5 % ; ringgit Mã Lai Á , 30% ; đô la Hồng kông, 5% ; peso Phi 10 % . Vốn đầu tư ngoại quốc, địa ốc và mức xuất cảng tuột dốc đáng lo. Sự khủng hoảng dây chuyền có thể đưa đến lạm phát . Thủ tướng Mã Lai Mohamad Mahathir là người lớn tiếng nhứt sỉ vả “ các tay đầu nậu nước ngoài lũng đoạn vì đầu óc kỳ thị chủng tộc “. Mahathir nêu đích danh thủ phạm : tài phiệt Mỹ George Soros, gốc Do thái Hung Gia Lợi, nhà tỷ phú 67 tuổiù , người đã tạo ra trong thập niên 80 một đế quốc nhân ái gồm có Viện Xã hội Cởi Mở , Quỹ Elma Lazarus, Dự án Algebra..v..v.. để đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Hoa kỳ, Đông Aâu, Nam Phi và gần 20 nước trên thế giới. Soros phủ nhận lời cáo buộc nhưng mọi người đều biết ông đã hăng hái kêu gọi tẩy chay Chính phủ quân phiệt Miến và chỉ trích mạnh Thái và Mã cổ vỏ thu nhận nước này vào ASEAN .Tưởng củng nên nhắc lại năm 1992 , Soros thành công vận động Anh quốc rút khỏi hệ thống hối đoái Aâu châu bằng cách tấn công đồng bảng Anh . Tại Hung Gia Lợi, Belarus và Nam Tư, số tiền giúp đở của Soros vượt xa viện trợ Hoa kỳ ( đọc Time Magazine ngày 1.9.97 ) . Aùp lực từ giới đầu tư xứ ngoài, các tổ chức mậu dịch thế giới và dư luận quốc tế là một sự kiện thấy rỏ. Tuy nhiên cội nguồn chính của cuộc khủng hoảng hiện tại là những sai lầm chồng chất của các thành viên ASEAN : hối suất cố định và không thực tiển của tiền tệ địa phương bám vào đồng Mỹ kim, kế hoạch kiến trúc quá xa xí ( tại Mã Lai : đường hỏa xa xuyên Á trị giá 1,16 tỷ Uùc kim, đập thủy điện khổng lồ Baku, Sarawak tổn phí 6,2 tỷ Uùc kim , phi cảng quốc tế ở Bắc Bornéo,Thành phố Vệ tinh gần Kuala Lumpur….Tại Nam Dương: xây chiếc cầu 95 km ngang eo biển Malacca để nối liền với Mã Lai ) , việc cấm mua bán cổ phần ngân hàng và công ty...v..v..Ngoài ra , còn phải kể những tệ đoan chung đang xói mòn một số lớn quốc gia Asean như tham nhủng, đầu cơ, cửa quyền, quan liêu và bè phái. Phong trào đòi Dân chủ, Nhân quyền thêm lớn mạnh. Trong bản phúc trình “ Triển vọng kinh tế thế giới năm 1998 “ công bố ngày 17 tháng 9 . 1997 tại Hồngkông, Quỹ Tiền tệ Quốc tế tỏ vẻ lạc quan về sự phát triển toàn cầu được nhóm quốc gia giàu G8 yểm trợ nhưng lo ngại ASEAN không giải quyết thỏa đáng khủng hoảng hiện tại khiến phải xét lại tiến trình tự do hóa mậu dịch theo kế hoạch AFTA một khi hố chênh lệch kinh tế giữa các hội viên trở nên quá sâu rộng. IMF dọa cúp 17 tỷ đô la viện trợ nếu Thái Lan không ban hành chính sách tiết kiệm, chấn chỉnh thuế khóa , thã nổi hối xuất và cân bằng ngân sách . IMF củng khuyến cáo Mã Lai và Nam Dương tạm ngưng xây cất vĩ đại. Kinh tế suy yếu đương nhiên tạo ra xáo trộn xã hội và bất ổn chính trị . Mặt khác, tự do mậu dịch đẽ ra những đòi hỏi khẩn thiết mới : Tự do ngôn luận, thông tin, lập hội, nhóm họp , lưu thông và bầu cử. Những tự do này là căn bản của Nhân Quyền và Dân Chủ . Nói gì thì nói, Khổng giáo - thủ cựu và khép kín - không còn thích ứng để giúp các chế độ độc đoán Á châu giải quyết tất cả phức tạp trong thời đại năng động của vỏ khí hạt nhân, internet, máy vi tính và trạm không gian . Với chủ trương “ Thuật nhi bất táùc, chỉ thuật lại chớ không sáng tạo ; Hình bất thướng đại phu, Lễ bất há thứ dân, hình phạt không áp dụng cho quan lớn, lễ không dùng với bọn thứ dân “ , ý thức hệ này chống thay đổi, cấm xét lại và thần thánh hóa cấp lảnh đạo nên không khác, dưới vài khía cạnh, thuyết Mác Lê đang đưa đất nước vào cảnh bế tắc và thụ động. CS miệng đề cao nhưng coi nhẹ người dân và xem xã hội chuyên chính vô sản như đoạn sau cùng của tiến hóa. Dân chủ và Nhân quyền dù sao vẩn đầy triển vọng tại Á châu . Một thế hệ sĩ phu có đầu óc mới đã xuất hiện để thức tỉnh quần chúng : Ausang Su Kyi (Miến Điện) ; Triệu Tử Dương , Vương Đán, Kỳ Thạch, Lưu Tế, Du Guang,Wang Shan ..(Trung quốc) , Kim Đại Trọng ( Nam Hàn), Sam Rainsy (Cam bốt) , Anwar Ibrahim ( Mã Lai), Hoàng Minh Chính, Hà Sĩ Phu , Lê Hồng Hà , Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Đan Quế, Tuệ Sĩ , Phan Đình Diệu, Trần Độ (Việt Nam) . Danh sách dài thêm mổi tháng mổi năm. Ngày 5 tháng 2.1997, tạp chí Global Viewpoints, Hongkong, đăng bài nhan đề “ China Is Marching Toward Rule of Law “phỏng vấn Kỳ Thạch (Qiao Shi) . Vị Chủ tịch Quốc hội Trung quốc tuyên bố thẳng thừng :” Để bảo đảm quốc dân là chủ đất nước và quyền lực thật sự do họ nắm giử, chúng ta phải tăng cường và khuyến khích các định chế dân chủ (trung ương và địa phương) hoạt động tối đa…Nước Tàu đang tiến tới chế độ pháp trị “. Củng như cựu Tổng bí thơ Triệu Tử Dương , Kỳ Thạch không liên hệ đến thảm trạng Thiên An Môn và kêu gọi Chính phủ xữ lại vụ án này. Ngày 18 tháng 9 .1997 , Đại hội CSTQ thứ 15 nhóm họp , Kỳ Thạch mất chức và bị loại khỏi Chính trị bộ. Mặt khác Times Books International mới cho xuất bản quyển sách “ The Asian Renaissance , Á châu tái sinh “ trong đó tác giả Anwar Ibrahim, Phó Thủ tướng Mã Lai, chỉ trích bộc trực quan niệm sai lầm của một số lảnh tụ đàn anh như Lý Quang Diệu, Suharto, Lý Bằng ( và luôn cả Mahathir, sếp lớn của Anwar, tuy không nói đích danh !) đang ẩn núp sau cụm từ huê dạng “giá trị Á châu ” ( = thích nghi với tập đoàn + tôn kính cấp lảnh đạo) để đàn áp chính trị và trí tuệ. Anwar Ibrahim kêu gọi Aâu, Á xóa bỏ thành kiến , hiểu lầm trong một cuộc “đối thoại về văn minh, civilizational dialogue” và tiến đến một sự “ cọng sinh Đông, Tây mới, a new symbiosis between East and West” hầu thể hiện những lý tưởng toàn cầu. Trào lưu đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền rất gay go nhưng kết quả thấy rỏ. Tại Tứ xuyên (Trung Hoa) , Uy Nổ , Thái Bình , Hố Nai (VN) , Timor (Nam Dương), Rangoon , Séoul và Manila quần chúng đã xuống đường chống chính quyền. Dưới áp lực công luận, F. Ramos phải tuyên bố giử lời hứa không tái ứng cử. Tổng thống Nam Hàn tham nhủng chuẩn bị về vườn. Tại Pakistan, Thủ tướng Benazir Bhutto bay chức vì hối lộ và độc diển . Tại Aán độ, lần đầu tiên, một “ tiện dân”, pariah, thuộc giai cấp thấp nhứt trong xã hội, K.R.Narayadan , được bầu làm Tổng thống. Vi khuẩn dân chủ sẽ biến thành ung thư sau khi xâm nhập lục phủ ngũû tạng của con bịnh Á châu. Bị bốn mặt giáp công , không một thành trì chuyên chế nào có thể đứng vững. Cách mạng kinh tế không kèm theo kịp thời cải cách chính trị là một cuộc cách mạng xây trên cát lún . Những cải cách mà Ngoại trưởng Mỹ M. Albright mệnh danh “ đổi mới bước hai “.
3. Việt Nam, quo vadis ?
Có hai câu hỏi được đặt ra : 1 ) Khủng hoảng tại Đông Á hiện ảnh hưởng ra sao đến VN ? 2 )VN sẽ hướng về đâu sau vụ thay ngôi đổi thứ trong cấp lảnh đạo ? Đến nay, cơn bảo tài chính trong khối Asean chưa làm rung chuyển sâu rộng VN. Lý do dản dị là vì đồng bạc VN không dính với loại tiền tệ nào của vùng, không hoán đổi được trên thị trường thế giới và hối xuất bị dìm dưới đáy mức giá Nhà Nước muốn duy trì . Quyết định vừa rồi của Chính phủ Phan Văn Khải phá giá tiền Hồ 5, 29 % vẫn chưa xác thực theo giới lý tài quốc tế [1]. Nền kinh tế Việt sẽ suy sụp thãm hại gần đây nếu không thi hành khuyến cáo của IMF và World Bank : ban hành luật ngân hàng, chỉnh đốn hệ thống nhà băng, thăng bằng cán cân thương mải , cấp tín dụng xuất cảng, gia tăng mãi lực của dân, giải tư khu vực quốc doanh… Năm 1997, ngọai thương VN thâm thủng trên 4 tỷ mỹ kim, đầu tư ngoại quốc và du lịch giảm sút thê thảm , các xì căn đan quỵt nợ taọ ra một mini khủng hoảng ngân hàng trong xứ . Hiện nay 40% hàng hóa Việt bán qua các nước Đông Á. Cơn lốc tiền tệ Asean sẽ gây hậu quả địa chấn tại VN nếu chính phủ tiếp tục chính sách nhập nhằng chờ thời. Hànội học được gì từ Bắc kinh ? Trong Đại hội thứ 15 , CS Trung quốc chấp nhận chương trình canh tân do Giang Trạch Dân đề nghị và, bởi quyết định này, đã thay thế chủ thuyết Mao Mác Lê ( thay vì nâng ngang hàng ), bằng tư tưởng của Đặng Tiểu Bình , cha đẻ của đường lối kinh tế thị trường thực tiển còn được biết dưới tên kinh tế “ mèo trắng, mèo đen”. Tại Hồng kông, tân Thủ tướng Chu Dung Cơ ( Zhu Rongji ) xác nhận với báo chí quyết tâm của nước Tàu áp dụng chính sách “ đổi mới và cởi mở “ . Họp một tuần sau đàn anh Trung cộng, Quốc hội VN tỏ ra dè dặc hơn về lảnh vực và nhịp độ canh tân . Căn bịnh chung của hai xứ là quốc doanh .Giang Trạch Dân chủ trương giải quyết gắp tình trạng thua lổ của 309. 000 công ty quốc doanh Tàu bằng những biện pháp lối tư bản như tuyên bố vỡ nợ và giải tư , đặt nhu cầu hiệu năng trên hết . Việt Nam , trái lại, xem nặng vấn đề ý thức hệ , coi quốc doanh là đường lối kinh tế lảnh đạo , đúng theo Mác lê chỉ dạy . Chính phủ bởi thế sẽ lần hồi cổ phần hóa thay vì đóng cửa 6. 000 công ty quốc doanh đang bị các công ty tư nhân và liên doanh cạnh tranh ráo riết. Ngày 24 và 25. 9, 1997, 450 “ đảng biểu “ bầu Trần Đức Lương, 60 tuổi, (gốc Trung ), Phan Văn Khải , 63, ( Nam ) và Nông Đức Mạnh , 60, (Bắc, gốc Tày ) , được Ban Chấp hành Trung ương Đảng chọn trước , vào chức Chủ Tịch Nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc Hội . Và sau đó, Đảng trao cho Tướng Lê Khã Phiêu ( Trung ) địa vị chóp bu Tổng Bí thơ . Lương là con gà của Đổ Mười ( bảo thủ ), Khải là đồ đệ của Võ Văn Kiệt ( đổi mới ) . Ghế Phó Thủ tướng tăng lên 5 để điều khiển 5 siêu Bộ, và có thêm 7 Bộ mới. Theo nhận định của các quan sát viên , việc trẻ trung hóa cấp lảnh đạo , với văn hóa khá hơn, sẽ không thay đổi bao nhiêu vì Ban Thường vụ Bộ Chính trị vẫn chủ trương độc đảng , làm việc theo đường lối nhất trí, không chấp nhận đa nguyên và chống cải cách dân chủ . Phân hóa càng thêm phân hóa . Chính sách dẩm chân tại chổ của Bắc bộ phủ tạo ra một cuộc khủng hoảng toàn diện : lý thuyết, tư duy, lảnh đạo và nhân sự . Một điểm khác đáng lưu ý : Phạm Văn Đồng , ( 90 tuổi, 31 năm Thủ tướng ) , và Lê Đức Anh ( 76, Chủ tịch Nước về hưu ) đã lên tiếng đốc thúc dân chủ hóa chế độ . Đồng còn tuyên bố với tạp chí FEER , Hồng kông, rằng Vietnam có lợi chọn lựa con đường “ diển biến cách mạng , revolutionary evolution “ (?! ). Một cụm từ mới của CS . Đây là tín hiệu gì ? Đến nay, Đảng vẫn chỉ huy Nhà Nước , lắc lư con tàu say . VN quo vadis , đất nước trôi về đâu ?
* * *
Thế giới tự do có thể xữ dụng xu hướng toàn cầu hóa kinh tế thị trường như một phương pháp hữu hiệu đễ thuyết phục các chế độ chuyên chế và các lảnh tụ độc tài công nhận và tôn trọng giá trị phổ quát của Dân chủ và Nhân quyền . Để đạt mục tiêu này, cần nhiều nhẩn nại , thông hiểu tâm lý và văn hóa của phía đối thoại . tránh lên mặt kẻ cả , hành động trong tinh thần vị tha và không có ẩn ý trục lợi hay áp đặt quan niệm cá nhân . Trong bài phỏng vấn “ How to talk to a dictator ? “ , ngày 14. 9 . 97 , Bill Richardson , Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, tiết lộ với nhà báo Tad Szulc của tạp chí Parade rằng ông đã áp dụng các quy tắc nói trên và nhờ thế, thành công thương thuyết với F. Castro ( Cuba ), F. Tudjman ( Croatia ) và Mobutu (Zaire ). Tại Bắc Kinh, bên lề Đại hội CS Trung quốc vừa qua, trong hành lang đại sảnh Beidaihe , báo giới truyền miệng câu chuyện tiếu lâm đầy ý nghĩa sau đây : Clinton, Yeltsin và Giang Trạch Dân lái xe, cả ba đến ngã tư đồng một lúc . Clinton quẹo mặt không báo hiệu . Yeltsin, củng thế . Nhưng Giang do dự, quay qua hỏi ý Đặng Tiểu Bình ngồi bên cạnh . Đặng ra dấu , bảo : “ Chớp đèn báo hiệu phía trái , quẹo tay mặt “ . Thuyết CS chính thống nay đã lâm chung . Trong những nước xã hội chủ nghĩa còn sót lại , dân biết rỏ điều này nhưng chưa dám gọi đó là hướng đi tư bổn . Trước bảo tố đang báo hiệu tại VN, lý thuyết gia Trần Bạch Đằng ngày 21.8.1997 lên tiếng cảnh cáo trên báo Thanh Niên : “ Khó khăn của chúng ta chưa xuất hiện tất cả nhưng mọi viêc sẽ không nằm yên như thế ! “ . Dân chủ và nhân quyền không phãi là những lộc trời đương nhiên dành cho nhân loại mà là cái giá của hy sinh và sự ban thưởng của một cuộc đấu tranh gian khổ . Rất mong Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc sớm bổ túc bản Tuyên ngôn Nhân quyền hiện hữu bằng bản Tuyên ngôn - cần thiết không kém ! - về Trách vụ Con Người được một số chính khách lão thành như Helmut Schmidt, Jimmy Carter, Vacla Havel, Nelson Mandela và Lý Quang Diệu soạn thảo và đề nghị. Benjamin Franklin từng nói rất chí lý : “ Kẻ nào đem đổi tự do căn bản để mua lấy chút ít an ninh cho mình thì không đáng được hưởng an ninh lẩn tự do “ . Điều này lại càng đúng, đúng vô cùng , nếu đem áp dụng cho một dân tộc .
LÂM LỄ TRINH
1 .Đọc hai bài “ Khái niệm Dân chủ , Đông và Tây phương” và “ Dân chủ mới là Định Mệnh ! ” của Lâm Lễ Trinh đăng trong Thế Kỷ 21, số Giáng sinh 1994 và Ngày Nay Houston , ngày 9.12.94 . 2 đọc bài tham luận “ The myth of Asia’ s miracle”, P. Krugman, trong Foreign Affairs. Số tháng chạp 1994. ; và bài “Cuộc tranh luận về phép lạ kinh tế của khối Asean. Singapore, mẫu phát triển của CS Việt Nam” by Lâm Lễ Trinh, Việt báo kinh tế, CA 28.2. 1995. 3 đọc “ The myth of the Pacific Community”, by Robert A. Manning & Paula Stern, Foreign Affairs, dec.1994, p.79 - 93 . 4 đọc “Southeast Asia’s new agenda” của Donald E. Weatherbee,trong tạp chí Current History ,March 1993; và bài “ Asia’s New World Order” by Goh Chok Tong, FEER,10.6.93 5 đọc “The Modernizing Imperative, Tradition and Change” by Jeanne Kirpatrick ; “ The Summoning” by Fouad Ajami ; “ No culture is an island” by Liu Binyan ; “ The Dangers of Decadence” by Kishore Mabubani… trong Foreign Affairs , September- October 1993. [1] Kể từ 16.2.1998, hối suất chính thức là 11,800 đồng tiền Hồ đổi 1 đô la Mỹ thay vì 12, 175 đồng như trước . Chính quyên Việt cộng cho đồng bạc thả nổi trong giới hạn lên xuống 10 % và cho phép các ngân hàng bán đô la với hối suất 12, 980 đồng tiền Hồ thay vì 12, 193 đồngtheo giá củ . Trên thị trường tự do , trị giá 1 đô la đã từ 13, 150 đồng tiền Hồ tăng lên 13, 800 đồng. Theo một chuyên gia, đồng bạc VN cần phãi phá giá đến 40 % . Mã Lai và Nam Dương hiện kêu gọi ASEAN đặt một hệ thống tiền tệ riêng, tách khỏi đồng Mỹ kim. Cố gắng này chưa được hưởng ứng.
[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật NQ] [Tài liệu] [Báo cáo NQ] [Giải NQVN ] [Diễn đàn] [Liên kết]
|