Một thảm trạng ở Á châu:

CÁC CHẾ ĐỘ  ĐỘC TÀI CHỐI BỎ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VỀ NHÂN QUYỀN

 

LÂM LỄ TRINH

 

The people cannot see, but they can feel

(Harrington)

 

Trong một bài trước "Cơn sốt nhân quyền trong một thế giới bá đạo" ,  sau khi  trình qua  lịch sử  nhân quyền trên thế giới , chúng tôi đã  nêu ra nhửng trở ngại vấp phãi khi thi hành nhân quyền  và giải thích vì sao các biện pháp chế tài vị phạm nhân quyền không đem lại đến nay kết quả mong muốn.

Nhiều thức giả tại Âu châu trong số đó có S.Marcus Helmons và O.Paye, giáo sư  Đại học Louvain và Bruxelles, cho rằng khái niệm nhân quyền  xuất phát từ  Tây phương .  Năm 1993, 49 quốc gia  Á châu và Thái Bình Dương đả  xác nhận điểm này bằng cách  cùng nhau ký tên  một Tuyên ngôn  đề ngày 1 tháng tư  chống đối " các nhóm nhân quyền quốc tế áp đặt  một cách không chính đáng thang giá trị Tây phương trên xã hội nước họ " . Tuyên ngôn  vừa nói , mệnh danh The Bangkok Declaration, xác định vị trí của những nước thành viên tại Hội nghị Nhân quyền do Liên Hiệp Quốc tổ chức  ở  Vienne  hai tháng sau . Tài liệu đặc biệt nhấn mạnh vào " nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, tính cách  toàn vẹn của lảnh thổ, sự bất can thiệp vào nội  bộ xứ khác và viêc cấm đoán dùng nhân quyền như phương tiện áp lực chính trị " .   Tiếp theo đó, ngày 7.10.1993, tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ,  Phó Thủ tường Phan Văn Khãi tuyên bố : " Chúng tôi xem việc ấn định những nguyên tắc trên lãnh vực nhân quyền và dân chủ thành điều kiện cho sự thiết lập bang giao quốc tế giữa các quốc gia là một thí dụ của  bất công và phi dân chủ " .Tháng tám 1994, trong tuần báo Viển Đông Kinh Tế, Far Eastern Review, Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Trần Quang Cơ cho đăng bài khảo luận " Rights and Values. Quyền hạn và Giá trị"  .Cơ đã không ngượng miệng quả quyết " Nhân quyền là một truyền thống trong văn hoá Tây phương , không có sẳn trong văn hóa Á châu . Dân châu Á vốn có truyền thống kính trọng  người nắm quyền bính" (sic).

Các quan điểm trên đây sai lầm một cách tai hại và nhằm mục tiêu đả kích tính cách toàn cầu  của Nhân quyền .

 

Á châu có một truyền thống văn hóa  cổ kính về nhân quyền

 

Trong bài " Les droits de l' homme après Auschwitz: Un édifice en quête d' achèvement "(xem tạp chí Revue Politique, số Janvier 1996, Bruxelles), Gs O. Payne  ghi rằng các ý tưởng về nhân quyền xuất hiên lần đầu tiên vào thế kỷ 16 trong những sáng tác của phái  nhân văn Thiên chúa giáo  nhưng người trình bày  khúc chiết khái niệm nhân quyền là Hugo de Groot hay Grotius, một nhà ngoại giao kiêm luật gia Hòa lan. Trong tác phẩm " De jure belli ac pacis, Nói về quyền chiến tranh và hòa bình " , Grotius chủ trương quân đội ngoại quốc có quyền can thiệp vào một quốc gia khi dân chúng nơi đây bị áp chế tàn nhẩn , lộ liểu và không thể tha thứ  . Củng trong thời kỳ này, hai triết gia gốc Anh quốc Thomas Hobbes - tác giả của quyển sách " Le Léviathan, 1651 - và John Locke ( trong tác phẩm " Essai sue l' entendement humain ",1690)  nhấn mạnh về quyền dân trong xã hội . Đặc biệt, Locke - người có công đầu đặt nền tảng cho thuyết dân chủ hiện đại - cổ vỏ chủ quyền  phãi thuộc về dân  vì  căn cứ vào một  dân ước, nhà lảnh đạo  cai trị bằng một sự ủy nhiệm mà dân có quyền hủy bỏ . Mặt khác, người lảnh tụ phãi tuân luật  pháp  bằng không  dân  có lý do chính đàng để nỗi loạn . Dân chủ dính liền  với nhân quyền . Nếu quyền của dân không được tôn trọng, dân chủ mất hết ý nghỉa   :  dân trở thành nô lệ không còn là chủ của đất nước .

Tại Á châu, trên 2000 năm trước  Grotius, Hobbes và Locke, Khỗng Phu Tữ ( 351- 479  trước Thiên chúa giáng sinh )  đã lấy con người làm trọng tâm nghiên cứu và giáo hóa : " Nếu không hiểu được con người thí làm thế nào  hiểu được thần linh ? " . Để xây dựng một xã hội nhân đạo và công bằng,  Khỗng Tữ  khuyên nhủ:" Thiên hạ vi công...các thân kỳ thân , các tử kỳ tử,cử hiền dữ năng, giảng tín, tu mục. Thiên hạ là của chung,..coi người thân hay con cái của người như của mình, cử người hiền và người có khả năng, giảng chử tín và tập sống thuận thảo" .  Hơn một trăm năm sau, củng tại Trung Hoa, triết gia Mạnh Tử  (372- 289 trước Thiên chúa giàng sinh) chủ trương táo bạo hơn Khỗng Tữ và luôn cả John Locke  về quyền hạn của dân . Mạnh Tữ thuyết giảng  rằng nếu vua không tuân thiên mệnh để cai trị có lợi cho dân  thì dân có quyền bất trung  và  lật đổ hôn quân nhân danh Thượng đế . " Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" , dân là trên hết , rồi mới đến nước vì có dân mới có nước , vua chúa xếp hạng  sau .

Ở Việt Nam, vào thế kỷ 15, bộ luật Hồng Đức có những điều  khoảng tân tiến  kiểm soát quan lại lộng quyền và bảo đảm phụ nữ được đối xử ngang hàng với phái nam. Đời nhà Lý tổ chức thi cử để tuyển chọn hiền tài không phân biệt giai cấp xã hội đề phục vụ  Đất nước và Triều đình . Phật giáo và học thuyết Lão Trang đề cao vai trò của cá nhân , xem  con người như trọng tâm của tu học và tìm cách cân bằng mối liên hệ Cộng đồng - Cá nhân.

Nói tóm tắc, trái với luận cứ thiển cận và dốt nát của Trần Quang Cơ , Á đông không coi nhẹ con người,  Á đông có những tập quán dân chủ và nhân quyền vửng chắc trước Tây phương . Chính  các chế độ độc tài chuyên chế , với chính sách ngu dân, đã ngăn cản Á châu   trong nhiều thế kỷ  tiến kịp Tây phương trên con đường tự do thênh thang và phát triển kỷ  thuật . Đảng trị  (chớ không phải dân chủ và  nhân quyền)  là nguồn gốc đem lại bất ổn, chia rẻ và hổn loạn . Để duy trì quyền lực, các chính phủ độc đoán  hiện tại  ở Á châu đang xoay lưng lại dỉ vảng và chối bỏ truyền thống cao quý của xứ sở vì  truyền thống này gây bối rối và tố cáo sự phản bội của họ . Riêng tại Việt Nam, nhà  cầm quyền  huênh hoang tuyên truyền xóa bỏ  dỉ vảng  bằng  một chủ thuyết ngoại lai  vong bổn.

 

Cần toàn cầu hóa các tiêu chuẩn về nhân quyền

 

Gần đây, vì những lý do khác nhau, nhiều khối quốc gia tấn công tính cách toàn cầu của Nhân quyền nhưng lý do chính   căn cứ vào các dị biệt về văn hóa . Thí dụ, khối Hồi giáo  đặt  giáo mệnh  của Thánh kinh Coran  (được gọi là sha' ria)  trên quy tắc quốc tế đề cao nam nữ bình quyền, tự  do tín ngưởng và  sự hình phạt tư pháp . Cùng một lúc , phe lảnh tụ Trung hoa   tuyên bố  tập quán nước Tàu  coi trọng Cộng đồng hơn  Cá nhân  và vì  thế  quyền kinh tế, văn hóa và xã hội  có vị thế ưu tiên hơn quyền dân sự và chính trị . Ngay tại Hoa kỳ , Quốc hội  đã lên tiếng chỉ trích  biểu quyết tại Hội nghị chống  lại mọi hình thức kỳ thị nữ phái  đi ngược lại  các giá trị văn hóa và tôn giáo của nước Mỹ.

Những kháng nghị trên đây , cùng với một số phản đối khác, vô hình chung  đả tạo ra trong lảnh vực nhân quyền  quốc tế một  khối  tiêu chuẩn  biệt lệ , normative exceptionalism,  bất lợi cho công cuộc chế tài  các vi phạm  nhân quyền . Hiện tượng này xuất phát từ hai  nhầm lẩn  căn  bản:

1 - Nhân quyền là một khái niệm của Tây phương áp đặt trên phần còn lại của thế giới. Đúng vậy, từ 1945 đến nay, nhiều nước Á Phi và Châu Mỹ La tinh  , trước đây là  cựu thuộc địa, đã góp phần  mổi ngày thêm hệ trọng tại các Nghị  hội vào công trình soạn thảo luật lệ  về nhân quyền  và thiết lập cơ chế  thi hành luật . Hoa kỳ và  một số chính phủ Tây phương tìm cách  hảm lại hay làm chệch hướng  các Hiệp ước ký kết. Khi không đạt được ý muốn, họ từ chối phê chuẩn  hay vận động  để cho ghi thêm vào  văn bản  nhửng điều khoảng dè dặt  hầu giảm bớt hiệu lực của quyết định chung .

Mặt khác , bên cạnh  vô số tuyên cáo  trống rổng và  khoa trương  (rhetorical invocations )  của vài chính quyền Tây phương , thiển nghỉ củng nên lưu ý đến   sự  khiếu nại chân chính của  các tổ chức và hội đoàn  tư  bất vụ lợi như Hội Ân Xá Quốc Tế  Amnesty International, Asia Watch, Pueblo Institute..v..v..Nhiều trường hợp lạm dụng nhân quyền  tại diển đàn quốc tế gây chán ngán và nghi ngờ trong công luận . Tuy nhiên,  nhửng dị biệt văn hóa - nếu có - củng không thể gây hậu quả  tiêu hủy hay giảm thiểu giá trị  cao quý và thiêng liêng của Nhân quyền  được Liên Hiệp Quốc công nhận như một sự thức tỉnh của  lý trí nhân loại.

2 -   Đa số đại điện cho chính thống? Các người  vổ ngực tự xưng thay mặt  cho một nền văn hóa không chắc nắm chân lý trong tay . Nhóm lảnh tụ Bắc Kinh , Hànội , Bình Nhưởng hay La Havana có bao giờ trưng cầu dân ý để  tìm hiểu coi quần chúng  của họ nghỉ gì khi phải hy sinh  an ninh bản thân và tự do cá nhân cho  một  chủ thuyết ngoại  lai  viển vông xa vời ? . Các nhà lảnh đạo Hồi giáo  có bao giờ  lắng  nghe quan điểm của giới phụ nữ Hồi  về  vị thế của họ trong gia đình  so sánh với  với quy chế quốc tế của  phái yếu ? . Ngay tại Hoa kỳ, một  quốc gia đa chủng và  đa văn hóa , thử hỏi  tôn giáo và nhửng  giá trị của nhóm  sắc tộc nào đại diện chính thống văn minh  nước Mỹ ? .Dù có xác định được đi nữa với không quá nhiều lầm lẩn  nền văn hóa  thống trị  trong một xứ  ( a dominant culture ) thì  điều này củng không có nghỉa  hệ thống văn hóa đó có tính hiệu quả tuyệt đối . Một thí dụ điển hình: Ảnh hưởng của   người  da đen  trong văn hóa Mỹ.

Trong một xã hội, cần lưu ý bảo vệ các thiểu số . Họ là nhửng người chủ trương cải cách tranh đấu cho nhân phẩm (reformists), nhửng phần tử xét lại  (revisionists) chống  chủ nghỉa vô nhân,  các   phe phái  bất đồng  chínhÔ kiến   ( dissidents) , các  nhà hoạt động chí tình (activists ) cho tôn giáo, sắc tộc, nhân chủng , tóm lại toàn thể  tù  nhân lương tâm ( prisoners of conscience)  có can đảm xử dụng  " quyền dị kiến" , right to dissent, một quyền căn bản  trong  chế độ dân chủ . Hiện nay, cuộc đấu tranh  cho nhân quyền  diển tiến  gay gắt  ở bên trong nhửng  nhóm văn hóa của một nước .Gay gắt hơn  sự  xung đột  giửa  các nền văn hóa trên địa cầu . Thật vậy ,  sau  lằn ranh của một chế độ ,  đặc biệt  một chế độ độc đoán,  sức áp chế của  đa số lúc nào củng nặng nề hơn bội phần .

 

Hồ sơ vi phạm nhân quyền của Cộng sản Việt Nam

 

Tháng 2.1930, Hồ Chí  Minh  lập ra đảng Cộng sản Đông Dương và theo nhiều giai đoạn, đưa Việt Nam vào quỷ đạo của Đệ tam Quốc tế . Trong cuộc chiến dai dẳng chống Pháp, Mỹ và Miền Nam VN , chính quyền Bắc Việt  không do dự phạm bất cứ tội ác nào  để vừa chống kẽ thù bên ngoài , vừa  áp bức dân tộc ,  tiêu diệt đối lập  và khai trừ đảng viên chệch hướng . Với kinh nghiệm học hỏi tại  Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh, CS Việt đã qua mặt khá xa hai đàn anh  trong phương cách gian ác và sâu độc chà đạp nhân quyền.

Đồng bào Bắc Việt là nạn nhân  trực tiếp và kiên nhẩn của chính sách dã man của CS qua  Phong trào cải cách ruộng đất (1952-1954), đàn áp trí thức và đảng phái quốc gia (1945- 1975), triệt hạ tư hửu (1959-1960) , thanh lọc giới cầm bút và văn nghệ trong vụ  Nhân Văn  Giai phẩm và Trăm Hoa Đua Nở (1954- 1956), bố ráp tôn giáo, thanh  trừng và sửa sai liên tiếp  trong Quân đội nhân dân...

Sau tháng tư 1975,  đến phiên Miền Nam Việt Nam,  Với một kế hoạch khủng khiếp hơn , để trả thù . Đầu hôm  sớm mai , Nam Việt  trở nên một gulag khổng lồ bị  quân đội viển chinh  CS chiếm đóng ,  hạ tầng cơ sở kinh tế san bằng bình địa,  giải tán  không nuối tiếc công cụ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam  và  xua  đuổi trên hai triệu người ra khỏi xứ.  Tàn nhẩn hơn cả Đức Quốc Xả  , hơn cả  Khờ  Me Đỏ Pol Pot ! Chính sách   khẩu phần  , đánh tư sản  và   Kinh tế mới  làm cho Miền Nam kiệt quệ tận cùng . Miền Nam bị đối xử như một thuộc địa , dân Nam bị kỳ thị , tệ hơn thời Thực dân đế quốc theo nhận xét của chính Nguyễn Văn Trấn, một cựu trùm  CS.

Cố tật gian dối  lật lọng là bản tính thứ hai của CS Hànội . Nói và làm ,  hai việc khác nhau . Luật lệ . Hiến pháp, giao ước , hiệp đinh quốc tế ,  hợp đồng  buôn bán,..v..v.. chỉ là trò đùa , nhửng mảnh giấy lộn  trong một chế độ vô thiên , vô pháp  do  quyền lợi  hướng dẩn và chỉ huy . Tại Việt Nam ngày nay, tư pháp  là  công cụ của  Nhà Nước  thay vì  bảo vệ và ban bố Công lý. Điều nảy được phúc trình   định kỳ  của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc,  Hội Ân xá quốc tế,  Asia Watch...xác nhận . Tháng 11. 1995 , Vietnam  Human Rights Watch cho phổ biến tại California  ấn phẩm  "Red File, 50 years of Violations of Human Rights in Communist Việt Nam, 1945- 1995 , dày 697 trang, phân tích  khá đầy đủ các loại vi phạm  của CSVN .Bắc bộ phủ coi như pha mặc dù   Cộng hòa Xã hội chủ nghỉa Việt Nam , vói tư cách thành viên Liên Hiệp Quốc từ tháng 9. 1977, có phận sự pháp lý tuân hành  bản Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền  công bố ngày 4.12.1950 . Những  vi phạm  chồng chất của CS  là một thách đố công khai . Thế giới nhu nhược  đến nay chỉ phản đối suông  thay vì phải truy tố trước Tòa án quốc tế. Buồn  chán  thay cho  lương tâm  nhân loại! 

 

Kết luận

Chung quy sai lầm bi thảm nhất là  nghỉ rằng sở dỉ các quy tắc nhân quyền ghi trong bản Tuyên ngôn  Liên Hiệp quốc 1950 không được toàn thế giới tuân hành  nghiêm chỉnh - nói cách khác , không có tính cách hợp pháp bắt buộc - là  vì  không   ăn   nhịp  với lối suy nghỉ và  tập quán  trong các nền văn hóa hiện hữu  .  Nếu đến nay toàn cầu  áp dụng toàn vẹn  thì văn kiện này  không còn cần thiết vì  mất hết lý do. Không hơn không kém, bản  Tuyên Ngôn  nhân  quyền quốc tế là  một mẩu  điển hình  biểu hiện  lý tưởng cao  quý để nhân loại  cố gắng  hoàn tất ,  a standard of achievement  theo nhận xét của  giới nhân chủng học . Bởi thế  Tuyên ngôn có tính cách  chỉ đạo,  prescriptive, hơn miêu tả, descriptive . Thế  giới  cần  tiếp tục đấu tranh để  toàn cầu hóa  khái niệm nhân quyền .  Tiêu chuẩn  nhân quyền , đúng vậy,  áp dụng cho mọi nền văn hóa . Dị biệt văn hóa  không gây trở ngại cho việc tôn  trọng nhân quyền . Khư khư bám vào lý do  dị biệt là ngụy biện  để tránh né . Là  kéo dài một tệ trạng  gây đau khổ cho giai cấp  thấp cổ bé miệng , có óc nhưng không được suy nghỉ, có lời nhưng không được nói.

Học giả Harrington đả nhận xét không sai: " Dân chúng có thể không biết hết nhưng luôn luôn nhận thức được. Dân chúng có thể lầm lẩn  về tên tuổi nhưng  không thể bị gạt gẩm bởi nhửng hành vi" . Các lảnh  tụ  tham ô không quỵt nợ được với  Lịch sử. Nợ hoãn hôm nay nhưng mai kia phải trã . Nên ngó tấm gương  Chun Doo Hwan và Roh Tae Woo  ở Nam hàn  để dùng làm bài học lảnh đạo.  Coi  thường Dân ,  tối  nguy hiểm , vì  Dân  nhớ rất dai !   Các đỉnh cao trí tuệ tại  Bắc bộ  phủ hảy nhớ ghi tâm điều này.

 

LÂM  LỄ  TRINH

 

 

 

Trở lại trang chính


[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật NQ] [Tài liệu] [Báo cáo NQ] [Giải NQVN ] [Diễn đàn] [Liên kết]