NHÂN QUYỀN VIỆT NAM SOS TRONG MỘT THẾ GIỚI BÁ ĐẠO

  

Lâm Lễ Trinh 

 

 

 Thấm thoát  trên một phần tư thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày Việt Nam bị nhuộm đỏ. Tâm tư của tất cả chúng ta - những người Việt bỏ xứ đi tìm tự do – vẫn bàng hoàng về sự sụp đổ mau lẹ và bất ngờ của khối Sô Viết và chư hầu tại Đông Âu.  Đồng thời, chúng ta cũng thắc mắc vì sao tàn dư của Xã hội chủ nghĩa  tại Đông Á  là bạo quyền CSVN còn tồn tại dai dẳng cho đến nay.

Hoa kỳ bỏ cấm vận  năm 1994  và bình thường hoá bang giao với Hànội tháng 7,1995.  Sau đó, hằng niên, không có khóa họp nào mà Quốc hội Mỹ không chỉ trích Việt Nam đàn áp tôn giáo và vi phạm nhân quyền. Không năm nào Hành pháp Hoa kỳ, do Bộ Ngoại giao thay mặt, lại không lên án CSVN về vấn đề này. Liên hiệp quốc, các hiệp hội báo chí, cơ quan bảo vệ nhân quyền vv..cũng không ngớùt phản đối và phê bình gắt gao chính sách phi nhân của chính phủ Hànội. Nhà cầm quyền CS không mấy nao núng, chẳng những thế, còn năïng tay thêm gần đây đối với các người đối kháng.

Hôm nay, chúng ta thử phân tách lý do của tình trạng này và đề ra một số phương thức đối phó. Nhưng trước hết, cần xác định danh từ  “nhân quyền”  và thông hiểu, tổng quát, những loại nhân quyền căn bản và những bảo đảm  quốc tế.

 

A- Định nghĩa Nhân Quyền – Quá trình Liên Hiệp Quốc xây dựng Luật Nhân Quyền

         Quần chúng thường nhầm lẫn Nhân quyền và Dân quyền,  mặt khác lắm khi lầm tưởng Nhân quyền có thể xung đột với Chủ quyền Quốc gia.

Nhân quyền có trước dân quyền và bao quát hơn dân quyền. Nhân quyềnlà quyền bẩm sinh, do Tạo hóa ban cho, xuất phát từ giá trị nội tại của con người. vì thế có tính cách thiêng liêng và bất khả chuyển nhượng, không một chính quyền nào có thể tước đoạt hay phủ nhận, không một cá nhân nào có thể thủ đắc  nhân quyền của kẻ khác. Một thí dụ cụ thể: Trong mộtä xứ, dân quyền của người công dân  là đầu phiếu, ứng cử chức vụ công cử và tham chính. Nhân quyền có tầm bảo vệ rộng hơn, không cho phép nhà cầm quyền trong một nước giam cầm vô cớ, kỳ thị quá đáng  hay đánh đập dã man chẳng những công dân của mình mà còn các ngoại kiều trú ngụ trên lãnh thổ nước ấy.

Từ thế kỷ 18, một số quốc gia tân tiến đã có bản Tuyên ngôn Nhân quyền riêng. Đó là trường hợp của Anh quốc với Luật Nhân Quyền Bill of Rights năm 1689, Hoa kỳ với bản Tuyên ngôn Độc lập Declaration of Independence năm 1776 và Pháp, với bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Quyền Công dân năm 1789. Giữa quốc gia  và người dân có một khế ước mặc nhiên - mà Jean Jacques Rousseau mệnh danh contrat social -  căn cứ trên trách vụ và bổn phận liên đới. Bởøi thế chính quyền đương nhiệm  không thể trốn tránh bảo vệ nhân quyền.  Nhân quyền là quyền của dân, không phải của quốc gia. Trong một nước dân chủ, nhân quyền không đối chọi với chủ quyền quốc gia. Trái lại, sự tôn trọng nhân quyền luôn luôn đi đôi với một thể chế dân chủ chính danh.

Từ những sự tàn sát khủng khiếp thời Đệ nhị Thế chiến do Đức Quốc Xã và đồng minh gây ra, đã phát sinh hai tuyên cáo đức tin (declarations of faith): Hiến chương Liên Hiệp Quốc (1945) và bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948). Có nhu cầu khẩn thiết đánh thức lương tri của nhân loại. Nhân quyền đã trở thành một vấn đề toàn cầu, không còn dành riêng cho nộâi bộ quốc gia hay nói cách khác, nhân quyền được quốc tế hóa. Trong lúc thế giới điêu tàn đang chú ý ưu tiên đến vấn đề tái thiết  và khủng hoảng hậu chiến, việc sáng tác và chấp thuận bản TNQTNQ  quả là một kỳ công, hệ trọng hơn cả bản HCLHQ.  Công tác soạn thảo kéo dài từ 1947 đến 1948 vì vấp phải  nhiều thắc mắc căn bản khá phức tạp về triết thuyết, xã hội, pháp lý và chính trị. Thái độ quyết liệt và kiên trì của nhóm phụ trách thực hiện bản Tuyên ngôn vượt qua mọi trở ngại. Tại San Francisco, năm 1946, các nhân vật được bầu vào tiểu ban soạn thảo gồm có bà Éleanore Roosevelt, phu nhân của Tổng thống Hoa kỳ Franklin D. Roosevelt, luật sư René Cassin, chủ tịch Tham Chính Viện Pháp, triết gia Charles Malik gốc Liban, nhà ngoại giao Trung hoa Peng Chung Cheng và luật gia Gia Nã Đại John Humphrey, thuộc Đại học McGill. Gs Humphrey lúc đó vừa 40 tuổi, là thành viên trẻ nhứt, cụt một cánh tay trong tai nạn xe hơi và đang đứng đầu phân khoa Nhân quyền tại Văn phòng Tổng thư ký LHQ. Được ủy thác đầu năm 1947 trình bày một dự thảo sơ bộ tổng quát, Gs Humphrey xuất nạp bốn tháng sau một tài liệu 400 trang lược trình những nguyên tắc căn bản cùng với nhiều trích lục về nhân quyền từ các hiến pháp và văn kiện pháp lý. Mùa thu 1948, 23  trong tổng số 30 điều khoản của bản TNQTNQ được chấp nhận. Tám trong 58 nước thành viên của LHQ không bỏ thăm., trong đó có Saudi Arabia, Nam Phi và vài nước thuộc Khối Xô Viết.

 Bản TNQTNQ  có tính cách phổ quát (universal), không phỏng theo một mẫu mực riêng biệt nào và liệt kê 26 nhân quyền căn bản về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa giáo dục. Vì chỉ là một văn kiện tuyên bố ý định (déclaration d’intention)  nên bản TNQTNQ ø không đặt ra những biện pháp để chế tài sự vi phạm các nhân quyền vừa kể. Trong điều 56, Hiến chương LHQ, nêu ra một cách lỏng lẽo nghĩa vụ của các quốc gia hội viên “đề xướng và khuyến khích sự tôn trọng nhân quyền cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo”.

Phải đợi 28 năm sau, một số quốc gia mới chịu kết ước (1966) và phê chuẩn (1976) hai Công ước Quốc tế có hiệu lực ràng buộc, nghĩa là có giá trị pháp lý cao hơn hiến pháp và luật pháp quốc gia. Đó là một mặt, Công ước về những Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa  và mặt khác, Công ước về những Quyền Dân sự và Chính trị. Về cách thức thi hành, có một khác biệt giữa hai Công ước: Khi ký Công ước về Dân quyền và quyền Chính trị, các xứ kết ước cam kết  tự chế và không vi phạm các quyền này như  bắt bớ, giam cầm trái phép, cấm truyền giáo, hành đạo..vv. Trong Công ước về Quyền xã hội, kinh tế và văn hóa, các quốc gia kết ưởc  hứa thể hiện  các chương trình, kế hoạch do LHQ đề ra trong lãnh vực kinh tài và phát triển.

Ngày nay, LHQ quy tụ trên 185 nước hội viên. Luật Quốc tế Nhân quyền là một mạng lưới chằng chịt và gồm có bảøn TNQTNQ, hai Công ước tế nêu trên và một số Công ước bổ túc hay khai triển như Công ước chống nạn diệt chủng (1949), Công ước về Quy chế Tị nạn (1951), Công ước chống Kỳ thị Chủng tộc (1965), Công ước chống Kỳ thị Phụ nữ (1979), Công ước chống Tra tấn hành hạ (1984), Công ước về Quyền của Thiếu nhi (1989) v.v...

 Như đã vừa phân tách , những quyền con người thật là bao quát và đa dạng. Đại cương, nhân quyền có thể xếp thành ba loại: 1) Quyền liên hệ đến Thân Thể (quyền sống, không bị nô lệ, không bị giam cầm trái phép, quyền được xét xử công khai và công bình trtước Tòa án..vv..)  2) Quyền An cư Lạc nghiệp (quyền tự do cư trú và đi lại, tự do xuất ngoại, quyền sở hữu, quyền lảm việc và thành lập nghiệp đoàn, quyền đình công, quyền được hưởng giáo dục, y tế..vv..)  3) và những quyền Tự do Chính trị và Tự do Tinh thần (tự do tư tưởng, hội họp, ra báo, lập hội, tham chính,..vv..)

 

II – CSVN lộng hành vi phạm nhân quyền. Lý do của sự phản ứng tiêu cực của Thế giới

        Với mục đích tuyên truyền, CSVN đã bịp bợm  trưng bày trong bản Hiến pháp năm1992, một “shopping list” khá đầy đủ về những tự do căn bản mà chúng không bao giờ thi hành. Các bộ luật Hình sự và Lao động của Việt Nam cũng thưà nhận cho vui  (nhưng không áp dụng nghiêm chỉnh) những quyền của bị cáo và các quyền kinh tế xã hội  Là thành viên của Liên Hiệp Quốc sau năm 1975, chúng vi phạm dài dài bản Hiến chương LHQ (ký năm 1945) và bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (thông qua ngày 10.12.1948).

        Với Nhật, Đại Hàn, Đài Loan và Phi Luật Tân, Việt Nam là một trong năm nước Đông Á gia nhập hai Công ước Quốc tế Nhân quyền nhưng – theo lời của Dương Thu Hương – dến nay CS vẫn “đối xử man rơ” với dân tộc của mình. Chính phủ Hànội đã ngáo ngổ coi thường khuyến cáo của Đại hội Nhân Quyền Vienna (1993) nhắc nhở “các nước ký kết phải chịu trách nhiệm quốc tế về những hành động vi phạm nhân quyền của họ”.ï

      Trong nước, những tháng gần đây, CS đàn áp  mạnh hơn những tôn giáo hay cá nhân phê bình và tố giác chính quyền: Ls Lê Chí Quang, Lm Nguyễn Văn Lý và ba người cháu, Bs Nguyễn Đan Quế,  giáo phái Hoà Hão, đồng bào Thượng thiểu số, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, tài tử phim ảnh Đơn Dương, Bs Phạm Hồng Sơn, Gs Trần Khuê, cựu chiến binh Nguyễn Khắc Toàn và Trần Dũng Tiến..vv..Thông thường Công an CS chụp mũ các người này là “gián điệp, phản động, phá hoại an ninh quốc gia” trongkhi hành động cuả họ có tính cách ôn hoà và xây dựng.

       Ngoài việc đưa ra một số ít  nghi can trước Toà án với cáo trạng bông lông và bất chấp thủ tục pháp lý, các Ủy ban Nhân dân Tỉnh còn áp dụng vô tội vạ với các thành phần bất đồng chính kiến biện pháp quản chế hành chính chiếu theo Nghị định số 31/CP ngày 14.4.1997. Thời hạn quản chế kéo dài từ 6 tháng tới 2 năm. Người bị quản chế phải cư trú ở một nơi chỉ định, bị bao vây kinh tế, cô lập với dân chúng và đặt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà chức trách điạ phương.

       Chính phủ Hànội còn xử dụng tùy thích một số biện pháp khác không kém thâm độc và cay nghiệt  để hù dọa hay áp đảo đối phương như  a) Quản thúc tại gia (nạn nhân thí nghiệm: Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Thích Tuệ sĩ,  Nguyễn Hộ..)  b) Quản chế tư pháp những bị can đã thụ hình (trường hợp Hà Sĩ Phu, Hoàng Minh Chính, Đổ Trung Hiếu, Lê Hồng Hà ...) và  c) Đày  đi giáo huấn tại  các Trại Cải tạo (nạn nhân: Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Đan Quế, Trần Danh San, các quân cán chính Việt Nam Cọng hòa...) Gs Nguyễn Đình Huy, 71 tuổi, cựu ký giả và sáng lập viên Phong trào Thống Nhất Dân tộc và Xây dựng Dân chủ Việt Nam, bị giam suốt 26 năm qua. Ông được  tổ chức Phóng viên không biên giới  (Reporters Sans Frontières) xem như một trong những tù lương tâm tiêu biểu nhứt thế giới.

       Nhà cầm quyền VN vẫn giả điếc  trước những phản đối, can thiệp và khiếu nại của Hộâi Ân xá Quốc tế, Asia Watch, các tổ chức NGOs, cơ quan tư nhân và chính phủ đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền....CSVN vi phạm nhân quyền như cơm bửa. Phản ứng rầm rộ, tùy lúc và thiếu kế họach trường kỳ của cộng đồng người Việt hải ngoại không gặt hái kết quả thiết thực. Đối với Thế giới Tự do hiện phải đương đầu với những mối lo trọng đại như kinh tế xuống dốc, nội bộ bất ổn, nạn khủng bố  tràn lan, chiến tranh đe dọa, bệnh AIDS gia tăng..., nhân quyền không còn  được chú tâm hàng đầu. Đặc biệt tại Việt Nam, chính phủ bưng bít tin tức, tuyên truyền lạc hướng, cô lập sít sao các nhóm đối kháng, cắt điện thoại, tịch thu máy điện thư, cấm xuất ngoại..vv... Quần chúng vật lộn vất vả với miếng cơm, manh áo hằøng ngày, không  còn thời giờ và tâm trí  nghĩ đến nhân quyền và chính trị. Mặt khác, CS không ngán sự chống đối lẻ tẻ, rời rạc, kém tổ chức và thiếu lãnh đạo ở bên trong và ngoài nước. Khoán trắng cho siêu cường Hoa kỳ gây áp lực trong lãnh vực nhân quyền là ‘bán lúa giống”. Thật vậy, Dân chủ và Nhân quyền từ lâu và trong nhiều trường hợp, là hai võ khí mặc cả của Hoa Thịnh Đốn để xây dựng bá quyền. Để tham chiến tại Kosovo và triệt hạ nhà độc tài Milosevic,  Mỹ đã nêu một quyền mới: “quyền can thiệp vì lý do nhân đạo”. Nhưng Hoa Thịnh Đốn làm ngơ để Nga và Tàu tàn sát lương dân tại Chechnya và Tân Cương. Trong hiện tại, bất cứ chính thể chuyên chế nào ủng hộ  đường lối chốàng khủng bố và kế hoạch “tiên vi thủ, hậu vi cường” (preventive strike) của Mỹ thì được Mỹ dễ dải, nương tay. Điều oái oăm là chính phủ Hànội  công khai khủng bố dân Việt nhưng không ngượng miệng lên án khủng bố. Trong khi đó, cánh  chống Mỹ, đa số thuộc khối Á rập, lại tố ngược Hoa kỳ khủng bố các nước thế cô.

 

III – Thử đề nghị vài biện pháp đối phó

       Tổng thống Abraham Lincoln có nói: “ Nếu vì tham sinh huý tử, một quốc gia chấp nhận hy sinh một ít tự do để hưởng chút đỉnh an ninh thì quốc gia ấy không đáng được hưởng tự do.” Trong công việc đấu tranh cho Dân chủ và Nhân quyền tại Việt Nam, người dân Việt, bởi thế, phải gánh vai trò chủ động. Không bi quan quá đáng, không lạc quan tếu, không ngây ngô vọng ngoại. Phải khách quan nhận thức thời thế để hành động đúng mức, dựa vào sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

        Hơn một thập niên, CSVN hứa hẹn “đổi mới” nhưng thực tế, đến nay họ chỉ đổi ghế. VN hiện sống èo ọt với hai di sản: di sản ngoại bang Mác-Lê-Mao không nuốt trôi, không tiêu hoá nổi. Và một di sản nội hoá, đó là chế độ tham nhũng bất trị do Hồ khai sinh. 

        Nhóm mafia cầm quyền phải chọn lựa: Theo Hoa kỳ (nghĩa là nghiêm chỉnh thi hành Hiệp ước Thương mải đã ký kết)  thì rã Đảng, còn theo Trung Hoa  thì mất đất. Để tồn tại, Chính Trị Bộ đã u tối chọn giải pháp thứ hai bằng cách ký lén nhượng môt phần lãnh thổ và vùng biển cho Bắc kinh.

        CSVN chủ xướng hoà giải, hoà hơp dân tộc, giao lưu văn hóa.  Không thể chấp nhận chính sách một chiều, bịp bợm, tuyên truyền phỉnh gạt này được. Thật vậy, CS không quyết tâm hoá giải, chỉ muốn hợp nhất  và ù lì từ chối đa nguyên. Xã hội chủ nghĩa không thể tránh bị Lịch sử đào thải. Nếu không bằng Cách mạng đổ máu (revolution) thì cũng bằng áp lực giải thể của Thế giới (evolution). Vấn đề chính yếu hiện tại không phải là “CS chừng nào sụp đổ? “ mà là “cánh chủ trương dân chủ hóa đất nước có sẳn sàng  thay thế hay không? với  một chính thể ra sao?  và đang làm gì để rút ngắn ngày ra đi của CS?”

        Trong phạm vi đấu tranh cho Nhân quyền, cần có sáng kiến và nhận xét thực tế để thay đổi chiến lược và biện pháp, tùy giai đọan, nhu cầu và phương tiện. Cần phân biệt khả thi và bất khả thi, đồng thời đặt thứ tự ưu tiên thi hành các kế hoạch. Sau đây chúng tôi xin mạo muội đề nghị, một cách đại cương  và không giới hạn,   vài công tác khẩn yếu:

1-       Bằng kỹû thuật, phá hủy “bức tường lửa” được Hànội dựng lên trên internet để chận các tin tức và tài liệu về dân chủ và nhân quyền do hải ngoại phổ biến ào ạt vào quốc nội. Đến nay, có nhiều phí phạm vì đường lối đánh võ tự do. Cầân thống nhất và kế hoạch hoá tùy phần chuyên môn và phương tiện. Chọn kỷ các đề tài tuyên truyền hấp dẫn, thic1h hợp, đánh trúng  đích và phản ứng nhạy bén. Mở thêm nhiều đài ra-dô và truyền hình hướng về VN. Xử dụng triệt để và tối đa các điện thoại cầm tay (cell phones) để tránh sự kiểm soát bên trong. Tạo nhịp cầu khắng khít và mau lẹ giữa thính giả nội địa và quốc ngoại, nhắm vào đại chúng, đặc biệt  phần tử đối kháng trong hàng ngũ CS.  Bằng mọi cách, xây dựng một khối cảm tình trong giới truyền thông quốc tế, biến họ thành đồng minh.

2-       Củng cố khối áp lực chính trị (lobby) tại hải ngoại. Lâp hội cử tri gốc Việt tại các địa phương, cổ động ghi danh đi bầu, thuyết trình và cung cấp tài liệu về VN, tổ chức tiếp xúc thường xuyên với các dân biểu, nghị sĩ, nghị viên thành phố...Khuyến khích và ủng hộ thành phần gốc Việt có khả năng ra ứng cử . Tham gia tích cực những buổi hội thảo về VN tại các Đại học hay Trung tâm Nghiên Cứu. Tự nguyện đông đảo trong các hoạt động xã hội, văn hoá, giáo dục, tôn giáo và từ thiện công cọng để xác nhận sự hiện diện của khối người Việt. Một cộng đồng VN xứng đáng với danh xưng, bầu bán dân chủ, đoàn kết chặt chẻ, với những gương mặt có uy tín trong Ban chấp hành, sẽ dể dàng gây quỹ để hoạt động và bắt tay trong vấn đề lobby với các cộng đồng sắc tộc thiểu số khác. Khi chấn chỉnh xong các cộng đồng tiểu bang và khu vực, cần nghỉ dến cách thức liên kết thành một mạng lưới có tổ chức quy củ, nhắm mục phiêu đấu tranh cao hơn.

3-       Việc đưa tội ác CSVN ra trước Toà Hình sự Quốc tế là một công tác cần nghiên cứu kỷ về nhiều phương diện khá phức tạp: tư cách khởi tố, tộâi danh áp dụng, tài liệu xuất nạp, chi phí tài chính, thủ tục tố tụng, thời điểm vô đơn, dư âm chính trị...Cộng đồng của chúng ta không thiếu những luật gia gỉỏi và đầy thiện chí. Cần lập gấp một ủy ban để khảo sát tường tận hầu có một quyết định sáng suốt và khả thi

 

**** 

      Trên đây chỉ là vài ý kiến thô thiển phác  hoạ trong một buổi nóí chuyện ngắn ngủi. Còn nhiều biện pháp khác có thể hay hơn. Chung quy, thực hiện thành công hay không tùy thuộc mật thiết đến ý chí đoàn kết  của mọi người để hành động chung. Đoàn kết, trong nhiều năm nay, là vấn đề gay go then chốt. Nói dễ, làm khó. Tuy nhiên đoàn kết sẽ không nan giải nếu tất cả quyết tâm đặt sự tồn vong của đất nước trên tị hiềm và dị biệt cá nhân; nếu số đông tình nguyện làm cái đuôi thay vì mổi người đều dành làm cái đầu;  nếu chúng ta nói it hơn , chịu khó lắng nghe và hành động,  thay vì phê bình và  chỉ trích tiêu cực. 

      CSVN gian ác , khởi đầu  cuộc chiến, chỉ là thiểu số. Chúng biết kết bè, kết đảng để tiếm quyền và áp đảo đa số. Tại sao người Việt quốc gia, thường tuyên bố là nắm chính nghĩa trong tay, lại không thể hợp quần để đưa xứ sở ra khỏi cái nhục mạc xít và vũng lầy chậm tiến? Vì chia rẻ, chúng ta đã tạo sức mạnh cho CS và giúp chúng sống cầm hơi.  Phải chăng chính chúng ta đã làm cho chúng ta mất nước? 

      Đoàn kết giữa người Việt trong, ngoài sẽ xóa  bỏ “ hội chứng chờ đợi”:  Già đợi trẻ và trẻ chờ già   “nâng cao ngọn đuốc”; tiền tuyến và hậu phương chờ lẫn nhau “phất cờ khởi nghĩa”. Trông chờ mòn mỏi, để rồi xoay qua  ước mơ đồng minh đế quốc “bực đèn xanh”. Từ vọng ngoại đến vong bổn chỉ có một bước!

      Đoàn kết  cũng sẽ chấm dứt cái “dị ứng tổ chức” một cơ chế thống nhất cho phe đấu tranh dân chủ, nhân quyền tại VN.  Chúng ta cần một cơ chế danh chính, ngôn thuận, có  cán bộ,  kỷ luật , kế hoạch, chính sách và uy thế quốc tế để đối đầu hữu hiệu với CS. Một cơ chế khảõ dĩ cuốn hút  được đa số thầm lặng,  thay vì  buông tay cho các tên  đầu cơ và phiêu lưu  hoạt náo chính trường, làm trò cười cho thiên hạ. 

      Yeltsin, người thay đổi bộ mặt của Nga Sô, trưởng thành trong cái lò mạc xít, đã lên tiếng cảnh giác thế giới: “Cộng sản không bao giờ sửa đổi. Chúng chỉ có thể bị thay thế mà thôi”. Học giả Pháp Jean Francois Revel khẳng định dứt khoát hơn: « Cách hay nhất để canh tân Xã hội chủ nghĩa là tẩy xoá nó đi ».

Xin cám ơn sự chú ý của Quý vị.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.       Universal Declaration of Human Rights (december 10, 1948)

2.       International Covenant  on  Civil and Political Rights (1966)

3.       International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights (1966)

4.       Dự thảo Hiến pháp VN, của Đào Tăng Dực, nxb Việt Luận Australia, 2001

5.       Human Rights Handbook, 1998 by Nguyễn Hữu Thống, nxb Hương Quê, Californie

6.       bài “Nhân quyền, điều kiện tiên quyết để phát triển Dân chủ tại Việt Nam” của TS Phạm Văn Song, Paris  (2002)

7.       Các bài của LS Lâm Lễ Trinh trong các báo: « Droits de l’Homme:La Politique déconcertante des États-Unis” (2001); « Les Droits de l’Homme sont Universels » (1999) ; « Quyền can thiệp vì Nhân đạo, một sáo ngữ ? » (2001) ; « Sau ngày 11.9, Dân chủ và Nhân Quyền sẽ bị thử thách nặng hơn » (2001) ; « Nhân quyền, Cuộc cách mạng cứu rổi thời đại » (1998) ; « Nhân quyền và Bá đạo »  (1999) ; « Đồng bào của chúng tôi không bao giờ khuất phục ». diễn văn ngày 10.5, 2002 tại Thượng viện Hoa kỳ nhân ngày Lễ Nhân Quyền VN.

 

 

 

Trở lại trang chính


[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật NQ] [Tài liệu] [Báo cáo NQ] [Giải NQVN ] [Diễn đàn] [Liên kết]