TẢN MẠN VỀ PHẠM HỒNG SƠN
LS. NGUYỄN HỮU THỐNG 4-9-2006
“Dân Chủ Là Gì?”- Đó là sự Tủi Hổ!.
Đầu năm 2002 bác sĩ Phạm Hồng Sơn hoàn thành bản “Dân Chủ Là Gì?”, dịch từ cuốn “What is Democracy?” được phổ biến trên mạng lưới thông tin của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Từ đó “Dân Chủ Là Gì?” là đầu mối của tai họa, bẽ bàng, tủi hổ và sỉ nhục. Tai họa cho người dịch, cho các trí thức văn nghệ sĩ và cho tiến trình dân chủ hóa của Việt Nam . Bẽ bàng, tủi hổ cho người Mỹ, và sỉ nhục cho người Cộng Sản.
Kết án hành vi truyền bá dân chủ là một sỉ nhục cho người Cộng Sản. Tuyên phạt dịch giả 5 năm tù cũng là một sỉ nhục. Để người dịch bị giam giữ trái phép trong 4 năm 6 tháng là một tủi hổ của người Mỹ, từ tác giả cuốn sách đến cơ quan phổ biến.
Tỷ Lệ 10%.
Theo thông lệ, năm nay, nhân ngày Quốc Khánh, nhà cầm quyền Hà Nội đã ban hành Lệnh Đặc Xá truyền phóng thích 5352 tù nhân từ các trại cải tạo. Trong số này chúng ta thấy 2 tù nhân lương tâm là Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn, tù nhân chính trị, và Mục Sư Mã Văn Bảy, tù nhân tôn giáo. Số 5350 tù hình sự còn lại, phần lớn là các cán bộ cộng sản trong băng đảng Mafia có những hành vi phạm pháp quá lộ liễu, như hối lộ, hối mại quyền thế, biển thủ công quỹ, dĩ công vi tư v… v… Để trấn an dư luận, những đảng viên này được Đảng tạm giữ một thời gian để chờ ngày xuất trại. Cùng với một số gian thương lưu manh cấu kết với phe Mafia để làm giàu bất chánh. Ngoài ra phải kể đến những tên côn đồ chuyên nghề đâm thuê chém mướn, cướp bóc hãm hiếp. Tỷ lệ giữa tù nhân lương tâm và tù nhân hình sự được phóng thích là 1/2676. Đây là một vết nhơ của chế độ. Vì Đảng CS chỉ thả tù hình sự với điều kiện phải làm tờ nhận lỗi, và phải chuộc tiền. Đây là “kế hoạch kinh tài đặc xá” được áp dụng hàng năm nhằm gây quỹ cho Đảng.
Nhân chuyến công du Việt Nam của Tống Thống George Bush vào tháng 11 tới đây, nguồn tin bán chính thức cho biết Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã gửi nhà cầm quyền Hà Nội danh sách 21 tù nhân chính trị và tù nhân tôn giáo để yêu cầu trả tự do trước ngày ông Bush đặt chân tới Hà Nội.
Từ nay tới đó chỉ còn 2 tháng. Dầu lạc quan đến mấy, không ai dám đoan chắc rằng 19 nhà đối kháng đang bị giam giữ hay quản thúc độc đoán sẽ được trả tự do đúng kỳ hạn. Và tính đến nay, tỷ lệ phóng thích tù nhân lương tâm chưa đạt được 10% (2/21).
Đối với người Cộng Sản, ban hành hiến pháp quốc gia hay ký hiệp ước và công ước quốc tế không phải để thi hành, mà chỉ nhằm thực hiện những mục tiêu chính trị giai đoạn, bất chấp dư luận quốc tế và danh dự quốc gia. Rất có thể, mới đây, ông Khải đã cam kết nhiều điều với ông Bush trước thềm cẩm thạch Tòa Bạch Ốc. Nay ông Khải đã ra đi nên lời hứa hẹn của ông cũng bay đi. Và người kế quyền của ông chỉ thả 2 người trong số 21 tù nhân lương tâm. Tỷ lệ 10% làm mất mặt người Mỹ.
Vẫn 10%.
Thông thường tại các quốc gia dân chủ pháp trị như Hoa Kỳ, tòa án có quyền ân giảm 1/3 hình phạt cho các tù nhân không có hạnh kiểm xấu (nghĩa là có hạnh kiểm tốt). Thí du,ï với một bản án 3 năm tù, bình thường tù nhân được giảm 1/3 hình phạt , và chỉ phải thụ hình 2 năm.
Tại các quốc gia đang xây dựng dân chủ pháp trị như Thái Lan, nguyên tắc ân giảm hình phạt được luật pháp quy định theo tỷ lệ 1/4. Về vụ Lý Tống, trong bản án ngày 25-12-2003, Tòa ÁnThái Lan đã giảm 1/4 hình phạt về tội cưỡng đoạt phi cơ, vi phạm luật lệ di trú và vi phạm không phận quốc gia. Và hình phạt 7 năm 4 tháng (88 tháng) đã được giảm 22 tháng (1/4) còn 66 tháng (5 năm 6 tháng).
Trở lại vụ án Phạm Hồng Sơn, anh bịï bắt giữ hồi tháng 3-2002 và bị kết án 13 năm tù hồi tháng 6-2003 về tội gián điệp. Thấy quá lố, 2 tháng sau, tòa phúc thẩm đã giảm án còn 5 năm tù và 3 năm quản chế, nhưng vẫn giữ nguyên tội danh gián điệp. Đây là sự lố bịch của người Cộng Sản.
Nếu ở Hoa Kỳ, bình thường hình phạt 60 tháng sẽ mãn sau 40 tháng (giảm 20 tháng). Và nếu ở Thái Lan, chẳng cần đặc xá hay đại xá, hình phạt này cũng sẽ được giảm 15 tháng. Vậy mà ở Việt Nam , nhờ ơn Bác ơn Đảng, Phạm Hồng Sơn chỉ được giảm 6 tháng trong dịp Quốc Khánh. Đây là một sỉ nhục cho người Cộng Sản, và một bẽ bàng cho người Mỹ. Vì trong thời gian 4 năm 6 tháng vừa qua, Hoa Thịnh Đốn đã dồn bao nổ lực vận động ngoại giao, đã ve vuốt và lấy lòng Hà Nội, kể cả việc bỏû hàng trăm triệu mỹ kim đầu tư và viện trợ cho Việt Nam. Rốt cuộc chỉ xin được giảm 10% hình phạt cho Phạm Hồng Sơn.
Về Mục Sư Mã Văn Bảy.
Cùng với Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn, Mục Sư Mã Văn Bảy đã được phóng thích. Ông thuộc sắc tộc H’Mong tại Hà Giang thượng du Bắc Việt. Năm 1997, ông bị truy nã và đàn áp, cả về tôn giáo (Tin Lành), lẫn sắc tộc (H’ Mong) và chính kiến (người H’Mong có thành tích chống cộng trong Chiến Tranh Đông Dương). Để tránh đàn áp bắt bớ, Mục Sư Bảy đã bỏ miền biên giới về cư trú tại Bình Phước năm 1997. Tháng 11-2003 ông bị Cộng Sản bắt giữ, dẫn giải về Hà Giang và bị kết án 6 năm tù năm 2004. Trong thời gian 6 năm (từ 1997 đến 2003) không thấy nhân viên an ninh tình báo Hoa Kỳ nào xuất hiện. Đúng lý người Mỹ có nghĩa vụ phải hướng dẫn Mục Sư Bảy lập thủ tục xin tỵ nạn chính trị tại Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Nhưng họ đã án binh bất động. Hậu quả dễ thấy nhất là Mục Sư Bảy đã bị Cộng Sản kết án 6 năm tù. Ngày nay người Mỹ đã can thiệp để Mục Sư Bảy được phóng thích trước thời hạn. Đây là một hành vi đái công chuộc tội.
Phản Nghịch và Gián Điệp.
Ngày 9-11-1989 , Bức Tường Ôâ Nhục Bá Linh sụp đổ, mở đường cho Cách Mạng Dân Chủ Đông Âu. Ngày 19-8-1991 , Liên Bang Xô Viết tan vỡ, kéo theo sự giải thể vĩnh viễn chế độ Cộng Sản tại Âu Châu. Tại Á Châu, thành trì của Trung Quốc và Việt Nam bị lung lay từ cội rễ. Tháng 6-1989, Trung Cộng dùng xe tăng đàn áp cuộc nổi dậy của sinh viên tại Quảng Trường Thiên An Môn. Tại Việt Nam , Đảng Cộng Sản hoảng hốt leo thang khủng bố. Họ vận dụng tối đa bản năng tự tồn và bản năng hiếu sát:
Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ ! ... (Tố Hữu).
Tháng 6-1990, Cộng Sản bắt giam Nguyễn Đan Quế, và tháng 11- 1991 đã phạt anh 20 năm tù và 5 năm quản chế về tội phản nghịch (hay hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân).
Trong những năm 1993 và 1995, Tòa Án Sài Gòn lại phạt Đoàn Viết Hoạt và Nguyễn Đình Huy mỗi người 15 năm tù và 5 năm quản chế cũng về tội phản nghịch.
Các tù nhân chính trị này chỉ hành sử hợp pháp quyền đạo đạt thỉnh nguyện lên nhà cầm quyền, yêu cầu thực thi quyền dân tộc tự quyết và chính sách hòa giải hòa hợp dân tộc do Cộng Sản đề ra từ thời Hiệp Định Paris 1973.
Sau vụ Đại Khủng Bố ngày 11-9-2001 , Đảng Cộng Sản Việt Nam đã lợi dụng thời cơ leo thang khủng bố:
Một tháng sau, tháng 10-2001, họ kết án Linh Mục Nguyễn Văn Lý 15 năm tù và 5 năm quản chế về các tội (giả tạo) phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia và vi phạm quyết định quản chế hành chánh. Chỉ vì Cha Lý đã lập bản điều trần lên Quốc Hội Hoa Kỳ tố cáo nhà cầm quyền Hà Nội vi phạm tự do tôn giáo. Khẩu hiệu đấu tranh của Cha Lý là “Tự do tôn giáo hay là chết!”
Ba tháng sau, tháng 1-2002, Cộng Sản bắt giam Nguyễn Khắc Toàn, chỉ vì anh đã phổ biến trên internet những tin tức về những vụ mít tinh biểu tình và khiếu kiện tại Hà Nội của nông dân hai miền Nam Bắc bị nhà cầm quyền địa phương cưỡng đoạt ruộng đất.
Hai tháng sau, tháng 3-2002, Cộng Sản bắt giữ Phạm Hồng Sơn. Vì anh đã dịch cuốn “Dân Chủ Là Gì?” từ một tài liệu trên mạng lưới thông tin của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Sáu tháng sau, tháng 9-2002, đến lượt Nguyễn Vũ Bình õ bị bắt giữ. Vì anh đã viết bản điều trần cho Quốc Hội Hoa Kỳ tố cáo Đảng Cộng Sản vi phạm nhân quyền tại Việt Nam . Trước đó 2 năm, tháng 9-2000, anh đã đệ đơn đòi thành lập Đảng Tự Do Dân Chủ và thiết lập chế độ dân chủ đa đảng thay thế chế độ độc tài độc đảng của Cộng Sản.
Tháng 12-2002, Nguyễn Khắc Toàn bị kết án 12 năm tù và 3 năm quản chế về tội (lố bịch) gián điệp. Sáu tháng sau, tháng 6-2003, Phạm Hồng Sơn bị kết án 13 năm tù cũng về tội gián điệp. Vì thấy quá lố, tháng 8-2003, Tòa Phúc Thẩm Hà Nội phải giảm hình phạt xuống 5 năm tù và 3 năm quản chế. Sáu tháng sau nữa, tháng 12, 2003, Nguyễn Vũ Bnh bị tuyên phạt 7 năm tù và 3 năm quản chế cũng về tội gián điệp.
Trước khi Tòa Sơ Thẩm khai mạc, Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả tại Âu Châu nhận định rằng, trong vụ Phạm Hồng Sơn, nhà cầm quyền Hà Nội đã vi phạm quyền tự do phát biểu, ngăn cản việc sử dụng internet, không quan tâm đến vai trò thiết yếu của báo chí khiến cho uy tín quốc gia bị thương tổn. Đây là một thảm họa cho các nhà văn nhà báo ở Việt Nam.
Trước Tòa Phúc Thẩm, vị đại diện Hội Ân Xá Quốc Tế khuyến cáo tòa án sửa chữa các sai lầm nghiêm trọng để phục hồi Công Lý. Ông hy vọng tù nhân lương tâm Phạm Hồng Sơn sẽ được phóng thích ngày hôm sau ( 27-8-2003 ). Vậy mà, mãi 3 năm sau, ngày 30-8-2006 , Phạm Hồng Sơn mới được trả tự do. Nhưng hết hạn 5 năm tù trong, lại bị 3 năm tù ngoài (quản chế hành chánh). Bản án Phạm Hồng Sơn đem lại kinh ngạc và phẫn nộ cho các tổ chức Bảo Vệ Nhân Quyền trên thế giới.
Ngày nay Nguyễn Khắc Toàn và Phạm Hồng Sơn đã được phóng thích. CÒN NGUYỄN VŨ BÌNH THÌ SAO?
Chính sách nhỏ giọt của Đảng CS, dùng tù nhân lương tâm làm phuơng tiện trao đổi với Hoa Ky ,ø là một sỉ nhục cho người CSõ. Nó đi trái đạo lý và truyền thống ngoại giao của nhân loại văn minh.
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa.
Bản án Phạm Hồng Sơn nhắc chúng ta đến bản án Nguyễn Hữu Đang, cũng của Tòa Án Hà Nội. Năm 1956 đánh dấu cuộc khởi nghĩa của nông dân Quỳnh Lưu chống đấu tố cải cách ruộng đất. Tại các trung tâm đô thị, phỏng theo Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh phát động chiến dịch Trăm Hoa Đua Nở để gài bẫy và thanh trừng các trí thức văn nghệ sĩ đối kháng có dũng cảm đứng lên đòi tự do tư tưởng, tự do phát biểu và tự do sáng tác.
Năm 1958, Đảng CS bắt hơn 500 trí thức văn nghệ sĩ đi học tập chỉnh huấn. Tuy nhiên một số nhà văn bất khuất trong Nhóm Nhân Văn Giai Phẩm như Nguyễn Hữu Đang và Thụy An vẫn kiên định lập trường khước từ học tập. Viện cớ nữ sĩ Thụy An có tương quan [văn hóa] với học giả Pháp Maurice Durand tại Trường Viễn Đông Bác Cổ, Đảng CS đã truy tố Thụy An và Nguyễn Hữu Đang về tội làm gián điệp cho Pháp!
Nếu Phạm Hồng Sơn dịch “Dân Chủ Là Gì?“, thì Nguyễn Hữu Đang cũng viết “Vấn Đề Pháp Trị”. Tháng giêng 1960, Tòa Án Hà Nội kết án Thụy An và Nguyễn Hữu Đang mỗi người 15 năm tù về tội gián điệp. Tháng 8-2003, Tòa Án Hà Nội lại kết án Phạm Hồng Sơn 5 năm tù và 3 năm quản chế cũng về tội gián điệp. Đó là Công Lý nhất quán của nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa kế tiếp nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Trong khi đó, cũng trong năm 1960, tại nước Việt Nam Cộng Hòa (không có chữ Dân Chủ). Chính Phủ Ngô Đình Diệm đã phổ biến cho các công chức và cán bộ 500 cuốn “Nền Dân Chủ trong các Tân Quốc Gia” của Nhuệ Hồng (bút danh của người viết bài này).
Điều đáng tiếc là đồng minh của chúng ta đã nhẹï dạ cả tin nghe lời tuyên truyền xuyên tạc của CS để kết án ông Diệm là độc tài phong kiến. Rồi đã nhẫn tâm sát hại một nhà lãnh đạo quốc gia suốt đời trung thành với Chủ Nghĩa Dân Tộc. Đây là một tai họa cho Việt Nam , và một tủi hổ cho Hoa Kỳ. Chúng ta hy vọng rằng, rồi đây, quốc gia bạn sẽ đái công chuộc tội.
[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết] |