26 Năm giam giữ và quản thúc Sakharov của Việt Nam
Luật Sư Nguyễn Hữu Thống
Trong 26 năm qua, từ 1978 đến 2004, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế mệnh danh là Sakharov của Việt Nam, đã bị nhà cầm quyền Hà Nội bắt giam 3 lần: lần thứ nhất 10 năm từ 1978, lần thứ hai 8 năm từ 1990, và tháng 3-2003 lại bị bắt giam lần thứ ba và bị kết án 30 tháng tù ngày 29-7-2004. Với 20 năm thụ hình và 6 năm quản thúc, Bác Sĩ Quế không được thở hít không khí tự do từ trên một phần tư thế kỷ. Đây là thời gian thử thách sự can trường và lòng trung kiên của người sĩ phu uy vũ bất năng khuất.
Bắt giam 10 năm lần thứ nhất Năm 1978 Bác sĩ Nguyễn Đan Quế thành lập Mặt Trận Dân Tộc Tiến Bộ nhằm giải thể chế độ độc tài đảng trị. Ông bị công an bắt giữ về tội “tuyên truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa” và bị giam giư õ10 năm trong các trại cải tạo. Năm 1988 ông được phóng thích do sự can thiệp của Hội Ân Xá Quốc Tế mà ông làø đại diện chính thức tại Việt Nam.Không có sự chối cãi là từ 1978 đến 1988, Bác Sĩ Quế đã bị bắt giam tại các trại lao động khổ sai, mặc dầu ông không bị truy tố ra tòa và không bị kết án. Chiếu Điều 14 Công Ước về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị (CUDSCT) “bị cáo có quyền được suy đoán là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội theo luật”. Là một quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc đã gia nhập CUDSCT năm 1982, Việt Nam có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền của bị cáo được suy đoán là vô tội. Hơn nữa, Hiến Pháp Việt Nam cũng minh thị cam kết tôn trọng quyền suy đoán vô tội của bị cáo trong Điều 72: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.” Vì không có tòa án nào truy tố và kết án Bác Sĩ Quế về tội tuyên truyền chống chế độ, nên sự bắt giữ và giam cầm ông trong 10 năm từ 1978 đến 1988, phải bị coi là độc đoán (arbitrary arrest and detention) Chiếu Điều 71 Hiến Pháp và Điều 9 CUDSCT “công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, có quyền tự do thân thể, an ninh thân thể và không bị bắt giam độc đoán”. Bắt giam 8 năm lần thứ hai. Tháng 5, 1990 Bác Sĩ Quế phổ biến Lời Kêu Gọi của Cao Trào Nhân Bản đòi thực thi quyền dân tộc tự quyết và thiết lập dân chủ pháp trị. Một tháng sau ông bị bắt giữ và truy tố về tội phản nghịch hay “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” với hình phạt từ 12 năm đến tử hình. Về phương diện pháp lý phổ biến lời kêu gọi đòi thiết lập chế độ tự do dân chủ không phải là hành động nhằm lật đổ chính quyền. Không ai có thể lật đổ chính quyền đơn thuần bằng những lời kêu gọi. Giữa thế kỷ 19 Các Mác công bố Bản Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản, kêu gọi vô sản toàn thế giới đứng lên dùng võ trang lật đổ chế độ tư bản. Vậy mà Tòa Án Luân Đôn cũng không truy tố ông ta về tội âm mưu lật đổ chính quyền tư bản. Khi phổ biến lời kêu gọi đòi tự do dân chủ, Bác Sĩ Quế chỉ hành sử quyền đạo đạt thỉnh nguyện lên nhà cầm quyền để yêu cầu sửa đổi đường lối và chính sách quốc gia. Đó là quyền tham gia chính quyền được quy định trong Điều 53 Hiến Pháp và Điều 25 Công Ước Dân Sự Chính Trị: “Ai cũng có quyền tham gia chính quyền của quốc gia mình”. Tham gia chính quyền trực tiếp bằng cách ứng cử vào các chức vụ công cử, gián tiếp bằng cách bầu lên các đại biểu, hoặc bằng cách đạo đạt thỉnh nguyện yêu cầu nhà cầm quyền sửa đổi đường lối và chính sách quốc gia. Do đó bắt giam Bác Sĩ Quế về việc đạo đạt thỉnh nguyện lên nhà cầm quyền là độc đoán. Nó còn độc đoán vì vi phạm Điều 69 Hiến Pháp và Điều 19 CUDSCT theo đó “Mọi người đều có quyền tự do thông tin và tự do phát biểu, quyền này bao gồm quyền tự do phổ biến các tin tức ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông, không kể biên giới quốc gia”, dầu rằng những ý kiến này khác biệt với ý kiến của nhà nước, hay những tin tức này bất lợi cho nhà cầm quyền. Với sự quy định tội trạng (tuyên truyền chống chế độ, phản nghịch hay gián điệp) quá bao quát và mơ hồ và sự giải thích hình luật quá rộng rãi, tòa án đã bắt giam và kết án oan uổng những công dân lương thiện muốn đòi cải thiện đường lối và chính sách quốc gia. Hành động này vi phạm Điều 15 CUDSCT theo đó “không ai có thể bị kết án về một tội hình sự do những điều mình đã làm, nếu những điều này không cấu thành tội hình sự chiếu luật pháp quốc gia hay luật pháp quốc tế”, luật pháp quốc tế là những nguyên tắc pháp lý phổ biến được thừa nhận bởi cộng đồng các quốc gia. Những nguyên tắc này được quy định thành văn trong Luật Quốc Tế Nhân Quyền bao gồm những điều khoản nhân quyền trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự Chính Trị, và Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Kinh Tế Xã Hội Văn Hóa, cũng như trong các công ước bổ túc và khai triển. Chiếu theo Luật Quốc Tế Nhân Quyền, Bác Sĩ Quế không phạm tội gì trong việc phổ biến Lời Kêu Gọi năm 1990. Do đó sự bắt giam ông lần thứ hai trong 8 năm, từ 1990 đến 1998, phải bị coi là độc đoán. Thực ra Bác Sĩ Quế đã bị kết án 20 năm tù và 5 năm quản chế ngày 29-11-1991. Một tháng sau Hội Ân Xá Quốc Tế đệ đơn khiếu tố chính phủ Hà Nội về sự bắt giam độc đoán này. Và ngày 30-4-1993, Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc qua Khối Công Tác về Giam Giữ Đôäc Đoán đã tuyên Nghị Quyết lên án nhà cầm quyền Hà Nội đã bắt giam độc đoán Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế. Đến năm 1998, cùng với một số tù nhân lương tâm khác, Bác Sĩ Quế được ân giảm hình phạt và phóng thích trước thời hạn. Ông đã khước từ xuất ngoại sang Hoa Kỳ. Theo ông đây chỉ là một biện pháp lưu đầy để tước đoạt tự do. Bắt giữ và kết án 30 tháng lần thứ 3.Ngày 17-3-2003, Bác Sĩ Quế gửi văn thư cho Chiùnh Phủ Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền quốc tế, tố giác chính phủ Hà Nội nắm giữ độc quyền thông tin và độc quyền báo chí. Ông bị bắt giữ và truy tố về tội gián điệp mà hình phạt có thể đến tử hình. Theo luật pháp phổ thông, tội gián điệp chỉ cấu thành khi bị can cung cấp cho ngoại bang những tin tức tài liệu liên quan tới an ninh quốc gia, như bí mật quân sự, bí mật quốc phòng, bí mật nguyên tư,û để ngoại bang sử dụng chống lại quốc gia và gây nguy hại cho quốc gia. Do sự quy định tội danh cưỡng ép lố bịch này, và vì những lý do thầm kín khác, công tố viện đã cải tội danh, từ gián điệp thành “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”. Và ngày 29-7-2004 vừa qua, Tòa Án Saigon đã kết án Bác sĩ Quế 30 tháng tù về tội này. Đây là một tội giả tạo không thấy trong các bộ hình luật của các quốc gia dân chủ trên thế giới. Hơn nữa tại Việt Nam ngày nay, vì không có tự do dân chủ nên không ai có cơ hội để lợi dụng quyền tự do dân chủ. Theo nghĩa thông thường và nghĩa pháp lý, lợi dụng phải được hiểu là hưởng dụng, sử dụng hay hành sử (use, exercise). Do đó lợi dụng quyền tự do dân chủ không phải là một tội hình sự. Đây chỉ là việc hành sử hợp pháp những quyền tự do dân chủ đã được thừøa nhận bởi hiến pháp quốc gia và công ước quốc tế: a) Về mặt văn hóa giáo dục, nếu có điều kiện, sinh viên có thể lợi dụng quyền tự do đi lại, tự do xuất ngoại và hồi hương để xuất dương du học, trau giồi các kiến thức khoa học kỹ thuật để một mai trở về kiến thiết quốc gia. b) Về mặt chính trị, cử tri có thể lợi dụng quyền tự do bầu cư,û dùng lá phiếu để truất phế hay lật đổ (trong vòng ôn hòa và hợp pháp) các chính phủ độc tài, tham nhũng, bất công hay bất lực. c) Về mặt chủ quyền lãnh thổ chúng ta còn nghe tiếng thét của Phạm Quế Dương trong phiên xử ngày 14-7-2004: “ Chúng tôi không lợi dụng tự do dân chủ, chỉ dùng tự do dân chủ dể đòi lại sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải cho đất nước”. Trong những trường hợp kể trên, lợi dụng hay sử dụng các quyền tự do dân chủ không những là quyền lợi chính đáng, mà còn là nghĩa vụ cao quý của công dân. Trong chiến dịch gia tăng đàn áp để củng cố chính quyền, Đảng Cộng Sản đã bịa đặt những tội trạng giả tạo như tội lợi dụng quyền tự do dân chủ để tước đoạt việc hành sử những quyền tự do dân chủ của người dân. Đây là một tội tổng quát mệnh danh là tội Dùng Dân Chủ Chống Đảng. Trong thời gian vừa qua, trước áp lực quốc tế và quốc nội, họï đã cải tội danh gián điệp thành tội lợi dụng quyền tự do dân chủ. Mục đích để giảm án cho 3 người cháu của Linh Mục Nguyễn Văn Lý là Nguyễn Vũ Việt, Nguyễn Trực Cường và Nguyễn Thi Hoa, cũng như 3 nhà cách mạng lão thành Trần Dũng Tiến, Trần Khuê và Phạm Quế Dương. Ba vị này đã được phóng thích vài ba tuần sau phiên xử. Riêng trong vụ án Nguyễn Đan Quế họ đã tuyên phạt 30 tháng tù trong khi ông mới thụ hình được 16 tháng. Họ muốn kéo dài thời gian giam giữ để làm áp lực và tạo phương tiện trao đổi. Đổi sự phóng thích lấy những thành quả chính trị. Chẳng hạn như việc Hoa Kỳ yểm trợ Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế vào cuối năm tới. Hay mậu dịch với tân tổng thống Hoa Kỳ (nếu có) để trì hoãn, nhận chìm hay phúc nghị Dự Luật Nhân Quyền cho Việt Nam vừa được Hạ Nghị Viện thông qua. Đối với người Cộng Sản bất cứ hành vi nào cũng có tính cách chính trị. Ký hiệp ước ngoại giao hay tuyên bản án tư pháp cũng đều vụ vào việc tranh thủ những mục tiêu chính trị. Bất chấp Tín Nghĩa và Công Lý, phương châm hành động của họ là cứu cánh biện minh cho phương tiện.
Luật Sư NGUYỄN HỮU THỐNG Tháng 7-2004
[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật NQ] [Tài liệu] [Báo cáo NQ] [Giải NQVN ] [Diễn đàn] [Liên kết]
|