NHÂN QUYỀN VÀ VIỆN TRỢ KINH TẾ CHO VIỆT NAM Nguyễn Văn Canh
Có người như Nghị sĩ John Kerry chủ trương rằng nếu cắt viện trợ kinh tế cho Việtnam, thì tiến bộ nhân quyền sẽ chậm lại\. Điều này có nghĩa là phải viện trợ kinh tế cho Việt cộng thì vấn đề nhân quyền sẽ được kiện tòan. Trái lại, tuyệt đại đa số Dân Biểu Hạ Viện (như 410/1 phiếu thuận đối với DL 2001, và 382 phiếu thuận cho DL Ngoại Viện 2003 trong đó DL Nhân Quyền cho VN là một phần) và Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Thế Giới cho rằng viện trợ kinh tế cho Việt nam mà không kèm theo điều kiện tiến bộ cụ thể về nhân quyền là khuyến khích VC gia tăng các vi phạm ấy\. Trong khi đó, Việt cộng đe doạ rằng nếu Thượng viện Hoa Kỳ thông qua Dự Luật Nhân Quyền (DL) sẽ gây tác hại cho mối bang giao Mỹ-VC đang tốt đẹp. Chính sách Bộ Ngoại giao Mỹ dưới sự điều khiển của Colin Powell đang theo đuổi mục tiêu mà VC đưa ra. Nhóm tư vấn quốc tế gồm 21 quốc gia và các định chế tài chánh cấp viện cho Việt nam không nghe theo đòi hỏi của Human Rights Watch và Amnesty International kêu gọi hồi tháng 11 vừa qua rằng cần phải nối liền nhân quyền là một điều kiện viện trợ cho Việt cộng, sau khi đã tố cáo sự vị phạm trầm trọng của chính quyền CSVN. Nhưng nhóm này vào tháng 12, 03 vừa qua còn tăng viện trợ từ $US 2.4 tỉ lên 2.8 tỉ. Chấp thuận viện trợ kinh tế cho VC mà không đả động gì tới vi phạm nhân quyền là tưởng thưởng cho chúng, như thế khuyến khích chúng tíêp tục các vi phạm này. Đó là nguyên do mà trong những năm gầy đây VC gia tăng đàn áp nhân dân Việt nam. Tôi sẽ phân tích vần đề này trong khuôn khổ DL cho Việt nam. DL nêu các vi phạm nhân quyền, đặt các điều kiện để VC được nhận viện trợ kinh tế, giải thích các hình thức viện trợ qui định trong DL, một vài lãnh vực khác tài trợ phát triển tự do dân chủ, tài trợ chương trình tị nạn,và với DL năm nay, nhiệm vụ báo cáo của Bộ Ngoại Giao gồm những gì khi DL trở thành luật chính thức.
Tôi cần nhấn mạnh là Mục tiêu của DL là PHÁT TRIỂN TỰ DO DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM
I. VI PHẠM NHÂN QUYỀN 1). Việt nam là một quốc gia độc đảng; 2). Việt cộng không cho dân được quyền thay đổi chính quyền; 3). Chính phủ cấm chỉ và ngăn cản sự hình thành Xã Hội Dân Sự: Các phương pháp được áp dụng là a). Áp dụng nhất quán chính sách quấy nhiễu, đe dọa, phân biệt, gồm bỏ tù, quản thúc cả đối với những người diễn tả ôn hoà quan điểm đối với chính sách của đảng hay chính quyền. Chính sách này áp dụng cho cả thân nhân của nạn nhân. b). Đàn áp người thiểu số ở Bắc và Trung Việt. c). Cuối năm 2002, dù sau khi có Thương ước, VC tung ra một đợt bắt bớ những người chỉ trích chính phủ một cách ôn hoà: nạn nhân mới này là BS Nguyễn đan Quế, TS Nguyễn thanh Giang, Hoà thuợng Huyền Quang, Hòa thượng Quảng Độ, thương gia Nguyễn khắc Toàn, nhà báo Vũ Bình, luật gia Lê chí Quang, nhà văn Hoàng Tiến, sử gia quân đội Phạm quế Dương v.v., Lm Nguyễn văn Lý, một số lãnh tụ Hoà Hảo, Tin Lành, một con số không rõ người Thượng đã ôn hoà biểu tình ở Cao Nguyên. 4).Tước đoạt có hệ thống quyền căn bản của công dân hay các hoạt động tôn giáo không nằm trong phạm vi quốc doanh. a) Tháng 4 năm 1999, chính quyền VC ban hành một Quyết Định liên quan tới hoạt động tôn giáo\. Quyết định nói rằng tất cả các hoạt động dùng đức tin để chống lại nhà nước xã hội chủ nghĩa, ngăn cản tín đồ thi hành nghĩa vụ công dân, phá hoại sự đòan kết dân tộc và chống lại nền văn hoá lành mạnh của xứ sở, và những mê tín dị đoan sẽ bị nghiêm trị theo luật. b) Mọi hoạt động tôn giáo phải được nhà nước chấp thuận trước. c) Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng kỳ VII, tháng 1/2003 vừa qua ra một Nghị Quyết thành lập một tổ Đảng đặt tại mỗi tôn giáo trong số 6 tôn giáo đã được chính thức cho phép (quốc doanh) để tìm kiếm “lực lượng thù địch” -Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất, tổ chức Phật Gíao lớn nhất bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Trong 27 năm qua, lãnh đạo khối này bị tù đầy và bị nhiều hình thức ngược đãi. -Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo cũng bị coi là bất hợp pháp. Đến năm 1999, chính quyền thiết lập một tổ chức Phật Giáo Hoà Hảo quốc doanh. Hoạt động của Giáo Hội chính thống bị cấm chỉ. Hội trưởng Giáo hội Lê quang Liêm và nhiều lãnh tụ bị bắt giam. -Các tín đồ tin lành độc lập, đa số là người Thượng bị ngược đãi nặng nề. Nhiều hình thức ngược đãi được áp dụng. Kế họach 184 A và 184B ban hành năm 1999 để diệt đạo này trên toàn quốc. -Các tổ chức tôn giáo khác như Giáo Hội Công Giáo được chính thức công nhận nhưng phải tuân theo qui luật mơ hồ mà qui luật ấy vi phạm quyền tự do tôn giáo\. Thí dụ như Giáo Hội bị cấm chỉ định Giám Mục mà không có sự chấp thuận của chính quyền. Linh mục Nguyễn văn Lý bị bắt vào tháng 3/2001 và hiện còn bị giam, sau khi gửi văn thư cho Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế về vi phạm tôn giáo tại Việt nam. Nhà cầm quyền cũng tịch thu nhiều tài sản của giáo hội. 5). Sau năm 1975, Chính quyền VC đã ngược đãi cưu quân nhân của QĐVNCH vì là những người đã chống lại Việt cộng nằm vùng và quân đội Bắc Việt xâm lăng. Họ bị đưa đi cải tạo, chịu nhiều hành hạ v.v.. Có nhiều người bị chết. Những người sống sót và gia đình của họ phải bị đầy đi vùng kinh tế mới\. Những đồng minh của Mỹ này và gia đình của họ ngày nay vẫn còn bị quấy nhiễu và kỳ thị. Họ bị từ chối cả các lợi ích xã hội căn bản, và không được học đại học và việc làm. 6) Ngược đãi người Thượng rất dữ dội về nhiều phương diện: tôn giáo, đồng hoá, cướp đất trồng cà phê và khai thác gỗ v.v. Nhiều người bị bắt bớ, giam cầm v.v. 7) VC vi phạm cả quyền làm việc của công nhân. Khai thác lao động của hàng chục ngàn trẻ em dưới 15 tuổi; chương trình xuất cảng lao động làm nhiều người- nhất là đàn bà- trở thành nô lệ, trả nợ, với nhiều hình thức lạm dụng khác. 8) Các chương trình tị nạn, gồn cả ODP, ROVR là chương trình tốt. Có trường hợp bị khước từ bất công, vì bị VC trả thù hay vì tham nhũng. 9).Chương trình Đài Phát Thanh Á Châu bị phá làn sóng một cách có hệ thống. 10). Hiệp ước thương mại đã được thông qua và có hiệu lực vào ngày 10 tháng 12, 2001. Quốc Hội và Nhân Dân Hoa Kỳ khi thiết lập liên hệ thương mại với quốc gia nào vi phạm nhân quyền trầm trọng và có hệ thống như Việt cộng không được giải thích là chấp thuận hay vui lòng với các vi phạm ấy.
II. ĐIỀU KIỆN VIỆN TRỢ (KHÔNG NHÂN ĐẠO) DL dùng danh từ viện trợ không nhân đạo để chị viện trợ kinh tế hay quân sự theo đạo luật 1961 liên quan viện trợ cho ngoại quốc. Muốn được hưởng viện trợ này, Việt cộng phải thoả mãn một số điều kiện DL qui định như sau: 1 Phải có tiến bộ thực sự về việc thả các tù nhân chính trị và tôn giáo khỏi nhà tù, quản thúc tại gia và các hình thức giam cầm khác. 2. Phải có tiến bộ thực sự về việc tôn trọng quyền tự do tôn giáo, gồm cả quyền tham dự vào các hoạt động, vào các tổ chức tôn giáo mà chính quyền không được can thiệp hay can dự vào; phải trả lại tài sản của giáo hội đã bị tịch thu; 3. Phải có tiến bộ thực sự về việc cho phép người Việt được tự do và công khai tham dự vào các chương trình tị nạn. 4. Phải có tiến bộ thực sự về tôn trọng nhân quyền của người thiểu số ở Cao Nguyên Trung phần và ở bất cứ đâu trên lãnh thổ. 5. Các viên chức chính quyền hay cơ quan của chính quyền hay cơ quan bán chính quyền không được đồng loã trong các hình thức buôn người một cách nghiệm trọng; hoặc chính quyền phải áp dụng các biện pháp thích hợp để chấm dứt đồng loã này và buộc các viên chức, cơ quan hay tập thể liên hệ chịu trách nhiệm về hành vi ấy.
III. HÌNH THỨC VIỆN TRỢ :SONG PHƯƠNG VÀ ĐA PHƯƠNGTôi giải thích hai hình thức viện trợ này a) Viện Trợ song phương. Đây là viện trợ trực tiếp của Mỹ cho Việt cộng. Các cơ quan của Mỹ phụ trách công tác liên hệ là OPIC, Exim Bank. -OPIC là Overseas Private Investment Corporation do đạo luật 1961 thiết lập. Đây là Công ty Đầu Tư Tư Nhân ở hải ngoại\. Công ty quản trị và hoạt động như một công ty tư nhân, nhưng vốn là do Quốc Hội cấp phát. Cơ quan này có 2 nhiệm vụ: 1) bảo hiểm các rủi do cho hoạt động của công dân Mỹ tại hải ngoại, tại những quốc gia có quá nhiều rủi ro như chính phủ quốc gia ấy tìm các cướp đoạt tài sản của họ và không có công ty bảo hiểm tư nhân nào muốn bán bảo hiểm, hay nếu có bán bảo hiểm thì báo phí rất cao\. OPIC làm công việc này\. 2) Chuẩn cấp dự án khi một quốc gia xin viện trợ, như tài trợ các dự án phát triển với lãi suất rất thấp. -Còn Eximbank là một Ngân hàng do đạo luật 1945 thiệt lập, lo các dịch vụ ngân hàng và tài trợ cho các dự án xuất nhập cảng. b) Viện trợ đa phương. Chính phủ Mỹ tham dự vào các định chế tài chánh quốc tế như một hội viên. Đó là Ngân Hàng Thế Giới (World Bank-WB), Quĩ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary FunđIMF) và Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (Asia Development Bank- ADB). DL qui định rằng Tổng Thống phải chỉ thị cho Đại Diện của Mỹ tại các cơ quan này phủ quyết việc cấp viện cho VC, khi mà VC không thoả mãn điều kiện về nhân quyền như nói ở trên. Mỹ có một tiếng nói hầu như có tính cách quyết định vì phần góp của Mỹ bao giờ cũng lớn nhất. Tôi cần phải nói đến viện trợ nhân đạo ở đây. DL không cấm viện trợ nhân đạo được qui định theo Tiết IV của chương 2, phần I của bộ Luật Ngoại viện 1961 liên quan đến OPIC. DL có đưa ra ngoại lệ, nghĩa là các viện trợ sau đây không bị cấm: Tài trợ thiên tai, gồm bất cứ tài trợ nào theo chương 9 của phần I của đạo luật; tài trợ có liên quan đến thực phẩm (kể cả cung cáp bằng hiện kim cho công tác này) hoặc thuốc men; và tài trợ các chương trình tị nạn. Năm 2002, Nghĩ sĩ John Kerry đã kêu la rằng DL 2002 sẽ cắt tài trợ cho người nghèo đói, cần được giúp đỡ, như một lý do để cầm giữ đạo luật sau khi bị phanh phui việc giâu giếm này\. Đây là một điều không lương thiện, dùng để biện minh việc làm của mình, cũng để đánh lạc hướng dân Mỹ, cũng như các nghị sĩ khác, vì không có thì giờ đọc bản văn. DL 2002 không bao giờ cắt viện trợ nhân đạo. Tôi đã viết thư công khai hoá việc làm của John Kerry.
IV. TÀI TRỢ CHO PHÁT TRIỂN TỰ DO DÂN CHỦ Ở VIỆT NAMMục này gồm 3 loại: Tài trợ hoạt động phái triển dân chủ; Đài Á Châu Tự Do và Chương trình trao đổi văn hoá giáo dục. a) Hoạt động phát triển dân chủ. TT đươc phép qua trung gian của các tổ chức không chính phủ (tư nhân) tài trợ cho các cá nhân hay tổ chức làm công tác phát triển các nhân quyền được quốc tế nhìn nhận . Ngân khoản gồm 2 triệu. b) Đài Á Châu Tự Do. Các hoạt động phổ biến tin tức và chống lại việc phá làn sóng: 9 triệu c) Trao đổi văn hoá giáo dục. Nền tảng của các chương trình này là đạt tới Tự Do Dân Chủ
V. CHÍNH SÁCH VỀ TỊ NẠNChính quyền phải định cư cho người Việt, gồm cả người Thượng đủ điều kiện tham dự vào chương trình ODP, ROVR, mà họ không đến Mỹ được như vì lầm lẫn về hành chánh hoặc vì lý do ngoải ý muốn của họ như không có tiền chạy chọt viên chức VC.
VI. BÁO CÁO HÀNG NĂM VỀ TỰ DO DÂN CHỦ Ở VIỆT NAMTrong hạn 6 tháng sau khi DL này có hiệu lực, và cứ mỗi 12 tháng sau đó, Bộ trưởng Ngoại Giao phải nộp cho Quốc Hội một báo cáo về các tiến bộ trong các lãnh vực mà DL qui định. Điều đáng lưu ý là “hành động của chính phủ Việt nam phải phản ảnh sự tuân thủ hay vi phạm nhân quyền, đặc biệt là những quyền được ghi trong Công Ước Quốc Tế về quyền chính trị và dân sự, và trong Bản Tuyên Ngộn Quốc Tế Nhân Quyền”. DL nói rằng không chỉ giới hạn vào các quyền tự do phát biểu; hội họp một cách ôn hoà; tự do tôn giáo, cả quyền tự do thờ phượng, bổ nhiệm chức sắc, thành lập các hiệp hội tôn giáo, làm các công tác từ thiện và chính quyền không được can thiệp hay can dự; quyền được thiết lập các tổ chức dân sự hay tư nhân; quyền tự do đi lại, lựa chọn nơi cư trú, quyền rời bỏ hay trở về Việt nam; quyền của bị cáo nhân: xét xử có hiện hiện của bị cáo, bảo vệ trước toà án; đựợc thông tin dù có luật sư hay không, quyền bảo tá tư pháp, quyền được xét cử công bằng và công khai do một toà án vô tư, độc lập, có thẩm quyền; quyền được coi là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội; quyền được xử án nhanh chóng không kéo dài, không bị hành hạ hoặc nhục hình; bảo vệ quyền của công nhân mà quốc tế công nhận; được tự do không bị bắt giam như là một trừng phạt về đối lập chính trị đối với chính quyền hay hành xử hoặc biện hộ cho nhân quyền. Bộ Ngoại giao phải báo cáo một danh sách những người bị bắt giam, tra tấn, hặc bị truy tố vì theo đuổi các quyền trên, gồm cả an toàn và an ninh của họ và gia đình. Bộ trưởng ngoai giao cũng phải mô tả về sự phát triển qui tắc pháp trị ở Việt nam, gồm cả cả phát triển các định chế của nền dân chủ; thủ tục do đó luật lệ và các văn kiện pháp lý khác được phát triển và ràng buộc ở trong nước; thủ tục công bố các luật lệ và để cho công chúng được thông báo; các luật lệ, các quyết định hành chánh hay tư pháp có viện dẫn lý do dựa trên luật lệ thành văn; mọi người được đối xử công bằng trước pháp luật, các quyết định hành chánh tư pháp không bị áp lực chính trị và được xét lại ở cấp kháng cáo; luật lệ VN được soạn thảo phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền, gồm cả Công Ước Quốc Tế về Quyền Chính Trị và Dân Sự. Bộ cũng phải mô tả các dự án do các tổ chức đa quốc tài trợ hoạt động ở Việt nam, gồm WB, IMF, ADB, Liên Hiệp Quốc và Global Fund. Bộ phải tiếp xúc với các tổ chức nhân quyền, kể cả người Mỹ gốc Việt khi soạn thảo báo cáoà X X X Tóm lại, DL này qui định chặt chẽ hơn. DL năm 2002 bị một số nghị sĩ giấu giếm và đồng loã ém nhẹm. Người Mỹ gốc Việt đã phanh phui việc làm này của họ. Nhờ đó, chúng ta biết được một số tên. Chúng ta đã tố cáo họ ém nhẹm DL, vớI âm mưu ủng hộ VC, dù VC làm công việc buôn người, trong đó có bán đàn bà và con gái vị thành niên. Nhiều nghị sĩ đã thấy sự ghê tởm đó. Theo tôi, tối thiểu đây là một công cụ ép cộng sản Việt nam phải nhượng bộ bằng cách để cho nhân dân Việt nam được hưởng các quyền căn bản của con người, nếu chúng muốn nhận được viện trợ kinh tế. Trong tình thế hiện nay, viện trợ kinh tế cho VC là cung cấp tiền cho VC qua các công ty hoạt động ở trong nước. Mà các công ty đó là công ty quốc doanh độc quyền trong các lãnh vực quan yếu của nền kinh tế quốc gia: viễn thông, năng lượng, ngân hàng, tài chánh, bảo hiểm. 91 công ty trung ương của Đảng CS trong tổng số hơn 5,000 công ty quốc doanh trong các lãnh vực trên nắm 2/3 tổng số tài sản của cả nước. Chỉ có các công ty quốc doanh được tiếp nhận viện trợ của Mỹ. Như thế là viện trợ của Mỹ đóng góp vào tạo sức mạnh cho Đảng CSVN. Với tư cách là người tị nạn CS, chúng ta không thể chấp nhận được sự việc này. Tôi dành thì giờ để trả lời các câu hỏi./.
30 tháng 4 năm 04 Đây là bài thuyết trình tại Diễn Đàn Dân Chủ Được tổ chức tại trường Đại Học Luật George Mason, Virginia vào ngày 8 tháng 5, 04.
[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật NQ] [Tài liệu] [Báo cáo NQ] [Giải NQVN ] [Diễn đàn] [Liên kết]
|