Viết về chủ tịch Hồ Chí Minh
Phương Nam –
Australia
“Bao
nhiêu sao sáng bấy nhiêu anh hùng v́ dân, mà bác Hồ ngôi
sao sáng vô ngần, cuộc đời của bác chói
ngời gương người cộng sản, quyết làm
theo lời bác dạy khuyên. Quê hương yêu dấu
Bắc - Nam chung một ḍng máu, đoàn kết bên nhau
đàn cháu ngoan của bác Hồ,..., nguyện xứng cháu
của bác Hồ Chí Minh...”.
Có thể nói
rằng ở Việt Nam không ai lại không biết đến
CT HỒ Chí Minh. Các thế hệ thanh, thiếu niên, nhi
đồng lại càng được giáo dục kỹ lưỡng
về ông. Những bài hát như trên là xuất hiện
ở mọi lúc mọi nơi, dù ông mất đă hơn
30 năm nay. Trên các phương tiện thông tin đại
chúng, trong sách giáo khoa các cấp cũng luôn nói tới ông
từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ. Tất
cả đều nhằm mục đích làm cho mọi người
hiểu rằng: không bao giờ được quên công lao
to lớn của ông đối với dân tộc và kêu
gọi tất cả hăy "Sống, chiến đấu,
lao động và học tập theo gương chủ
tịch Hồ Chí Minh vĩ đại."
Tài Liệu Giáo
Dục Công Dân lớp 7, Nhà Xuất Bản Giáo Dục năm
1997, trang 53 có một bài đọc thêm nhan đề: Tinh
Hoa Của Dân Tộc Việt Nam Góp Phần Vào Tinh Hoa
Thế Giới, nội dung khẳng định một
sự kiện là: Vào năm 1990, nhân dịp kỷ niệm
lần thứ 100 ngày sinh của Hồ Chủ Tịch,
Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học Và Văn Hóa của
Liên Hiệp Quốc, tức UNESCO (United Nations Educational,
Scientific and Cultural Organization), đă ra một nghị
quyết công nhận ông là danh nhân văn hóa thế
giới. Trong đó có đoạn:
“
... Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hiện tượng
kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân
tộc, đă cống hiến trọn đời ḿnh cho
sự nghiệp giải phóng cho nhân dân Việt Nam, góp
phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân
tộc v́ ḥa b́nh, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ.”
(trích nghị quyết UNESCO, sách đă
dẫn.)
Trong bài Chủ
Tịch Hồ Chí Minh, Danh Nhân Văn Hóa Của Nhân
Loại, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Dy Niên,
nguyên chủ tịch ủy ban UNESCO Việt Nam , viết vào
tháng 5 năm 2000 vừa qua cũng tiếp tục khẳng
định như vậy. ( Xem: Danh
Nhân Văn Hóa - Nguyễn Dy Niên).
Dù có ư đọc
kỹ nhưng tôi không thấy cả hai bài viết trên
ghi cụ thể đấy là nghị quyết số
mấy? Kư ngày nào và ai đă kư nó? Như thông thường
đối với việc trích dẫn một nghị
quyết quan trọng như thế. Tuy nhiên ở nước
ngoài, v́ có điều kiện được tiếp
cận với những nguồn tài liệu khác th́ tôi
lại thấy những bài viết quả quyết
rằng: không hề có một nghị quyết nào như
vậy cả. Điều đó có nghĩa là CT Hồ Chí
Minh chưa bao giờ được UNESCO công nhận là
danh nhân văn hóa thế giới, mà ông mới chỉ có
tên trong danh sách được đề cử, rồi
dừng lại ở đó thôi.
Nhận thấy đây
là một vấn đề lớn cần làm rơ, v́ dù ai có
chấp nhận hay không th́ trong thực tế ông cũng
đă là nhân vật lịch sử của Việt Nam trong
thế kỷ thứ 20 vừa qua. C̣n cái lịch sử
ấy đă và sẽ tiếp tục diễn ra như
thế nào? Tốt hay xấu? v.v… th́ đó không phải
là mục đích chính mà tôi muốn đề cập
đến trong bài viết này.
Ngoài ra c̣n là vấn
đề bức xúc hơn, nó liên quan đến sự
nghiệp trồng người của dân tộc: những
học sinh lớp 7 kia rồi sẽ lớn lên, và với
thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay th́
việc các em được tiếp cận với
những nguồn tài liệu khác là rất dễ dàng. Khi
ấy liệu các em c̣n biết tin vào đâu? Nguồn nào
đúng, c̣n nguồn nào sai? Nếu chúng tự phát
hiện ra sự thật lại ngược hẳn với
những ǵ đă được dạy dỗ từ
nhỏ đến lớn th́ sao? Từ đó rất có
thể chúng sẽ oán trách các thế hệ cha anh đă
lừa dối chúng, rồi cứ theo cái vết ṃn
ấy, biết đâu chúng lại đi lừa dối
tiếp những thế hệ sau th́ hậu quả sẽ
tai hại biết nhường nào? Cả một dân
tộc cứ đi lừa dối lẫn nhau măi như
vậy th́ dân tộc ấy sẽ đi về đâu?
v.v…
Chính v́ những lư
do trên mà ở phần dưới đây, tôi xin được
nêu ra một số câu hỏi liên quan đến thân
thế và sự nghiệp của CT Hồ Chí Minh mà đến
nay vẫn chưa được làm rơ. Tôi rất mong các
nhà nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước,
vốn quan tâm đến lịch sử Việt Nam hiện
đại, nhất là đến thế hệ trẻ
Việt Nam tương lai hăy giải đáp giúp. Tôi nghĩ
rằng đây không chỉ đơn thuần là mối
quan tâm của riêng tôi - một độc giả, mà c̣n là
của hàng chục triệu phụ huynh học sinh đang
có con cháu ḿnh đi học ở Việt Nam . Những câu
hỏi của tôi là:
1- Có phải trước
khi xuống tầu buôn Pháp làm phụ bếp vào ngày 5 tháng
6 năm 1911 th́ chàng trai 21 tuổi Nguyễn Tất Thành,
với tên mới là Văn Ba đă có sẵn ư định
ra đi t́m đường cứu nước hay chưa? Nếu
anh Ba đă có sẵn mục đích rơ ràng như sau này
anh kể lại:
“
…Tôi muốn được đi ra ngoài, xem nước
Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như
thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào
ta...”th́ thật đáng quư biết
bao. Tuy nhiên nó lại mâu thuẫn với một sự
kiện sau do những tài liệu ở nước ngoài
viết rằng:
Ngày 15.9.1911, khi
vừa đặt chân đến cảng Mác-Xây (Marseille) -
Pháp, tức là chỉ hơn 3 tháng sau khi rời bến Nhà
Rồng - Sài G̣n th́ anh Thành đă vội viết
đơn xin được vào học nội trú Trường
Thuộc Địa (Ecole Coloniale). Nhưng đă bị nhà trường
từ chối với lư do:
Đơn không
được xét v́ anh là đối tượng di
chuyển tự túc đến Pháp chứ không phải
được tuyển chọn từ xứ Đông Dương
sang, theo như quyết định ban hành ngày 30.4.1910
của Bộ Thuộc Địa Pháp.
(lá đơn này do
ông Nguyễn Thế Anh sưu tầm được trong văn
khố Pháp ngày 2.2.1983, có sao chụp lại cẩn
thận. Cũng cần lưu ư rằng: theo những tài
liệu trong nước th́ Trường Thuộc Địa là
nơi chuyên đào tạo những tên Việt gian phản
động, tay sai của thực dân Pháp lúc bấy
giờ.)
Giả sử câu
chuyện trên là có thật th́ sẽ có thêm một câu
hỏi hệ quả là: Nếu năm 1911 Trường
Thuộc Địa chọn anh Thành, th́ 9 năm sau anh có c̣n
chọn con đường của Lênin cho cách mạng
Việt Nam nữa hay thôi?
(theo suy luận
chủ quan của tôi th́ có lẽ là anh Thành sẽ … thôi!).
2- Phải chăng
lư do chính rời nước ra đi của anh Thành là
bởi trước đó một năm, trong gia đ́nh anh
có một biến động lớn đă diễn ra? Đó
là:
Năm 1910, cha anh là
ông Nguyễn Sinh Huy, tức cụ phó bảng Nguyễn Sinh
Sắc (1863 - 1929), tri huyện B́nh Khê - B́nh Định, trong
một cơn say rượu đă sai người đánh
chết anh nông dân tên là Tạ Đức Quang bằng roi và
gậy. Sở mật thám Pháp sau khi điều tra xong
đă kết ông vào tội ngộ sát khi đang say rượu.
Hội Đồng Nhiếp Chánh tại Huế sau đó đă
ra quyết định kỷ luật ông: hạ bốn
bậc trong ngạch quan lại thời bấy giờ,
bị triệu hồi về Huế, rồi cuối cùng là
bị sa thải luôn. (bà Thanh con gái ông cũng kể : ông
là người nghiện rượu nặng, hồi
nhỏ bà vẫn thường bị bố đánh rất
đau bằng roi, có khi c̣n quẳng cả roi đi để
đánh bằng tay.).
Một số tài
liệu lịch sử trong nước th́ viết rằng:
"Cụ Sắc
nhà nghèo, ham học, thông minh, thi đậu phó bảng,
“bị ép” ra làm quan. Có lần cụ nói: " Quan trường
là chốn nô lệ trong những người nô lệ,
lại càng nô lệ hơn.". Cụ thường làm
những việc trái ư bọn quan lại, nên bị cách
chức."
Như vậy là
giữa hai nguồn tài liệu đă có những điểm
mâu thuẫn lớn cần làm rơ, nhất là lư do ra
khỏi chốn quan trường của ông: phải chăng
ông ra khỏi đấy v́ như ông nói là không muốn
bị "nô lệ hơn" trong số những
người nô lệ? Hay là bởi rượu đă
đưa ông ra? Và v́ bị ra khỏi chốn ấy nên
ông lại càng uống nó nhiều hơn?
Cũng qua những sách
báo ở trong nước kể lại th́: khi từ
chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội sau
chiến thắng Điện Biên Phủ (tháng 10.1954), ông
đi thăm rất nhiều vùng quê trên miền Bắc,
đi ra nước ngoài, v.v…
Nhưng riêng quê ông
th́ măi tới tháng 6.1957, tức là gần 3 năm sau ông
mới về thăm lần đầu. Có cái ǵ đó không
ổn trong tinh thần v́ nước quên… quê của ông
không? Hay ông ngại nhân dân, cán bộ và chiến sỹ
biết được tấn bi kịch trên của gia
đ́nh ḿnh?
3- Ai là người
đă viết cuốn Những Mẩu Chuyện Về Đời
Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch vào mùa xuân năm
1948? Cuốn sách ghi tác giả tên là Trần Dân Tiên. Năm
1985, giáo sư Hà Minh Đức đă xuất bản cuốn
Những Tác Phẩm Văn Của Chủ Tịch Hồ Chí
Minh, trong đó có đoạn:
“
... Đáp lại t́nh cảm mong muốn của đồng
bào và bạn bè trên thế giới. Hồ Chủ Tịch
với bút danh Trần Dân Tiên đă viết tác phẩm
Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động
Của Hồ Chủ Tịch,...”.
(Hà Minh Đức, sách đă dẫn, Tr 132, NXB Khoa Học
Xă Hội, Hà Nội, 1985).
Như vậy có nghĩa
là tác giả Trần Dân Tiên và Hồ Chủ Tịch
thực ra chỉ là một người. Giáo sư
Nguyễn Khánh Toàn, người biết rất rơ ông
từ những năm 1930s, khi cả hai cùng học tập
và làm việc ở Liên Xô đă viết lời tựa
cho cuốn sách cũng đă khẳng định như
vậy. Tôi tin là hai giáo sư ấy viết đúng, v́ 2
lẽ: thứ nhất, đó là việc rất quan
trọng mà nếu nói sai th́ chính hai giáo sư có thể
sẽ bị mang họa, chắc chắn là hai ông đă cân
nhắc rất kỹ trước đó. Thứ hai, cứ
theo tư duy lôgic mà suy luận: nếu ông Trần Dân Tiên
và cụ Hồ là hai người th́ nay ông Trần Dân Tiên
kia đâu? C̣n sống hay đă chết? Nếu sống th́
bao nhiêu tuổi rồi? Vợ, con ra sao? Nếu chết th́
chết vào năm nào? Hiện chôn ở đâu? v.v…
C̣n một khi lại
chỉ là một người th́ xét theo khía cạnh nào cũng
đều không ổn. Chúng ta hăy nghe một vài đoạn
Chủ Tịch Hồ Chí Minh viết về … Hồ
Chủ Tịch như sau :
“
... Bác Hồ của chúng ta vô cùng khiêm tốn; Bác không
muốn kể cho ai nghe về hoạt động của ḿnh;
rồi Bác Hồ được nhân dân ta coi là cha già
của dân tộc; Bác c̣n vĩ đại hơn Lê
Lợi, Trần Hưng Đạo v́ đă đưa dân
tộc ta vào kỷ nguyên xă hội chủ nghĩa.”!và:
“
... Một người như Hồ Chủ Tịch
của chúng ta với đức tinh khiêm tốn nhường
ấy và đang lúc bề bộn biết bao nhiêu công
việc, làm sao có thể kể cho tôi nghe b́nh sinh của
Người được?...”!
(Trần Dân Tiên, sách
đă dẫn). Cũng cần lưu ư rằng vào năm
1948 th́ vị "cha già của dân tộc" ấy
mới có 58 tuổi! (1890 – 1948).
Trong thực tế nhân
loại cũng đă có những người dùng quyền
lực hay tiền bạc để bắt người khác
ca ngợi ḿnh. Nhưng nếu Hồ Chủ Tịch
lại tự ḿnh đứng ra "dầy công vun đắp"
nên điều đó th́ quả là chuyện xưa nay
hiếm! Tôi cũng không rơ là những người
đang cố gắng "giữ ǵn và bảo vệ tư
tưởng Hồ Chí Minh" có coi đây như là
một trong những “yếu tố cấu thành”
nên tư tưởng của ông hay không? Và giả sử
ở dưới cơi âm kia, nếu ông gặp các vị cách
mạng đàn anh khác như Lê Nin, Stalin, Mao Trạch Đông,
v.v… th́ không nói. Nhưng nếu rủI thay, ông lại
gặp các cụ Trần Hưng Đạo, Lê Lợi th́
biết "ăn, nói" thế nào cho phải với
những vị anh hùng chân chính của dân tộc ấy
đây?
Một điều
nữa đáng lo ngại hơn: trong cuốn Dàn Bài
Tập Làm Văn lớp 7,
(NXB Giáo Dục 1997,
Tr 39). Tức là đă 12 năm, sau khi tác phẩm của giáo
sư Hà Minh Đức nói trên được xuất
bản, th́ các tác giả biên soạn cuốn sách giáo khoa
kia vẫn tiếp tục mập mờ mà không chịu
viết thẳng ra đấy là hai hay chỉ có một người.
Nếu cứ cung cấp thông tin và bắt các thầy cô
giáo dạy học sinh theo kiểu này, th́ đến ngay như
người lớn cũng c̣n bị nhiễu loạn
chứ nói ǵ đến trẻ con?
Hồi đất nước
c̣n chiến tranh, tôi đă được một sỹ
quan QĐND Việt Nam cho xem cuốn nhật kư của anh, trong
đó có đoạn:
“
Hà Nội ngày 2 tháng 9 năm 1969.
Hôm nay Đài
Tiếng Nói Việt Nam báo tin Bác Hồ bị bệnh
nặng. Bác ơi!
Chúng cháu hiểu là chúng cháu thật có lỗi với Bác,
v́ đất nước đến lúc này vẫn c̣n
bị nỗi đau chia cắt. Đơn vị của chúng
cháu đă được vinh dự nhận lệnh vào
miền Nam chiến đấu, chỉ vài hôm nữa thôi là
lên đường. Cháu xin hứa với Bác rằng: dù
phải trải qua gian khổ, hy sinh đến đâu th́
chúng cháu cũng quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm
vụ mà đảng và quân đội giao phó; góp phần
giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ Quốc,
để sớm được đón Bác vào thăm
đồng chí, đồng bào trong ấy.
”
Cũng cùng một
tinh thần đó, từ miền Nam , nhà thơ Lê Anh Xuân
viết ra:
Gửi miền
Bắc ḷng miền Nam chung thủy
Đang xông lên
chống Mỹ tuyến đầu.
Nghĩa là tất
cả đều hướng lên Ba Đ́nh tràn đầy
một niềm tin trong sáng, một niềm kính trọng vô
biên. Bởi v́ ở nơi ấy "có Trung Ương Đảng,
có bác Hồ" luôn chỉ lối dẫn đường
cho cách mạng Việt Nam tiến lên.
Theo tôi, nếu trong
một cuộc chiến tranh, giả sử tất cả
những yếu tố khác đều ngang nhau, th́ bên nào có
thêm yếu tố tin tưởng và kính yêu lănh tụ như
trên là sẽ rất có lợi thế để giành
chiến thắng. Thế nhưng, nếu v́ muốn
trở thành một “ngôi sao sáng vô ngần”, mà chính
vị lănh tụ lại cho ra đời một sản
phẩm kiểu như Những Mẩu Chuyện Về Đời
Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch th́ lại là
điều không thể chấp nhận được.
Bởi v́ đó thực chất là quan điểm đạt
mục đích bằng mọi cách, kể cả những cách
rất thiếu tử tế: chủ động đi
hủy hoại những giá trị văn hóa của nhân
loại nói chung và dân tộc nói riêng, mà hậu quả
để lại sẽ rất nặng nề cho hậu
thế. Bằng cách đó ở một giai đoạn
nhất định, có thể ông cũng tự đưa
được uy tín của ḿnh lên vị trí rất cao
trong ḷng một bộ phận dân tộc. Xong nếu xét
về lâu về dài, khi phần lớn đă nhận ra
sự thật th́ h́nh ảnh:
"… Trùng trùng
đoàn quân tiến bước theo con đường
của Bác, nở ngàn hoa chiến công ta dâng lên Người,..."
sẽ trở nên trớ trêu, phũ phàng và thật đáng
xấu hổ với bạn bè thế giới.
Tôi cũng được
biết một câu chuyện sau: gia đ́nh ấy có 2 anh
em, người anh đi bộ đội, c̣n người
em gái ở lại nhà và lấy chồng. Năm 1954 khi người
anh từ chiến khu trở về th́ em gái ḿnh đă cùng
chồng di cư vào Nam . Sau gần 30 năm xa cách, hai anh em
mới được gặp lại nhau, khi người em
ra Bắc bốc mộ cho chồng - ông bị chết trong
thời gian học tập cải tạo ở ngoài ấy.
Cô em nói trong nước mắt giận hờn:
“
Tại anh và những người cộng sản như anh
nên bây giờ em gái anh khổ, các cháu của anh phải
mồ côi cha.”.
Xúc động không
kém, người anh nói:
“
Thôi em ạ, đằng nào th́ mọi việc cũng
đă lỡ rồi. Em cứ nghĩ như thế này:
nếu một người em không hề tin yêu, kính
trọng mà làm em đau khổ th́ đấy chỉ là
một nỗi khổ đau. Nhưng nếu đấy
lại là người em hằng kính trọng, tin yêu bao năm
trời, kể cả sẵn sàng đem cuộc đời
của ḿnh ra để hy sinh, cống hiến mà nay em
lại phát hiện ra rằng thực chất sự tin yêu,
kính trọng ấy của ḿnh lại bắt nguồn
từ sự giả dối của người kia, th́ lúc
ấy nỗi đau khổ trong em sẽ phải nhân lên
gấp 5, gấp 10. Đấy chính là tâm trạng của anh
lúc này, em ạ.”.
Trên đất nước
Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua đă có bao
nhiêu gia đ́nh phải lâm vào hoàn cảnh tương
tự như vậy?
4-
Một vài điểm khác cần xác minh:
Trong số những người Việt Nam hoạt
động ở Paris vào những năm 1910s -1920s là
chỉ có duy nhất 1 ông Nguyễn Ái Quốc hay là có
đến 5 ông Nguyễn Ái Quốc? Vai tṛ của chàng
trai Nguyễn Ái Quốc - Nguyễn Tất Thành trong các
hoạt động như: thành lập Hội Người
Việt Nam Yêu Nước, soạn thảo Bản Yêu Sách
8 Điểm Gửi Hội Nghị Véc - Xây năm 1919, ra báo
Người Cùng Khổ năm 1922, viết Bản Án
Chế Độ Thực Dân Pháp năm 1925, v.v…là tới
đâu? Liệu có đúng như các phương tiện
thông tin đại chúng trong nước hoặc chính CT
Hồ Chí Minh đă kể lại hay không? Bởi v́
nếu theo các tài liệu “ngoài luồng” th́ :
a) Hội Người
Việt Nam Yêu Nước đă được thành
lập tại Pháp từ năm 1914, mà tiền thân của
nó là Hội Đồng Bào Thân Ái c̣n có trước đó
nữa. Đấy là do công lao của những ông Nguyễn
Ái Quốc khác, chứ anh Thành lúc ấy lại không có
mặt ở Pháp mà là đang mưu sinh ở Anh.
(anh Thành ở Anh
từ cuối năm 1913 đến 1917. Cuối năm 1917
mới rời Anh để sang Pháp, và ở đấy
đến năm 1923 th́ sang Liên Xô.).
b) Bản Yêu Sách 8 Điểm
gửi hội nghị Véc-Xây là có rất nhiều điểm
trùng với những bản yêu sách đă có trước
đó của cụ Phan Chu Trinh (1872-1926) gửi khâm sứ
Trung kỳ, gửi toàn quyền Đông Dương và gửi
chính phủ Pháp. Như vậy có phải như CT Hồ
Chí Minh đă kể:
“
... Ư kiến đưa yêu cầu do ông Nguyễn đề
ra, nhưng lại do luật sư Phan Văn Trường
viết, v́ lúc bấy giờ ông Nguyễn chưa viết
được tiếng Pháp…”. (Trần
Dân Tiên, sách đă dẫn).
Hay những ư
kiến ấy phải là của cụ Phan Chu Trinh mới
đúng? V́ cụ Phan đă có mặt và hoạt động
ở Paris liên tục trước đó, cụ cũng là
sáng lập viên của Hội Đồng Bào Thân Ái. (cụ
Phan thi đậu phó bảng năm 1901, cùng khóa với
cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh anh Thành.)
c) Báo Người Cùng
Khổ (Le Paria) là do những “ông Tây” (người Pháp)
lập ra, chứ đâu phải của một “ông ta” nào
như sự xác nhận sau:
“
... Ban biên tập báo Người Cùng Khổ do
Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút,
giao cho Nguyễn Thế Truyền là một Việt kiều
được anh Nguyễn giới thiệu vào Hội
Hiệp Thuộc.”
(Trần Dân Tiên, sách đă dẫn).
Bây giờ giả
sử đúng là có 1 ông Nguyễn Ái Quốc làm chủ
nhiệm, kiêm chủ bút tờ báo kia đi, nhưng chính xác
là ông Nguyễn Ái Quốc nào? V́ ở Paris lúc ấy có
tới 5 ông Nguyễn Ái Quốc, c̣n gọi là nhóm Ngũ
Long gồm các ông: Phan Chu Trinh, sang Pháp năm 1911/phó
bảng. Phan Văn Trường/1908/luật sư.
Nguyễn Thế Truyền/1910/cử nhân. Nguyễn An
Ninh/1917/năm thứ 2 trường luật. Nguyễn
Tất Thành/1917/tiểu học, và ai ở trong nhóm
viết bài cũng kư tên là Nguyễn Ái Quốc.
Hơn nữa, chúng
ta cũng cần t́m hiểu thêm cả việc ai đă
giới thiệu ai? V́ anh Thành mới chân ướt chân ráo
đến Pháp th́ nào đă quen biết ai mà giới
thiệu cho ông Nguyễn Thế Truyền vào Hội
Hiệp Thuộc?
(ông Truyền sang Pháp
từ năm 1910, có 2 bằng cử nhân văn chương
và cử nhân hóa học, có vợ người Pháp.)
d) Cũng theo
Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động
Của Hồ Chủ Tịch th́ : “...Ông Nguyễn
chỉ viết một quyển sách duy nhất là quyển
Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp.”. Thế nhưng
với điều kiện thông tin lúc đó th́ theo tôi chính
quyển này mới là quyển ông ít có cơ hội tham
gia nhất. Bởi v́ cả tài liệu trong và ngoài nước
đều xác nhận rằng: cuốn sách được
xuất bản lần đầu tại Pháp vào năm
1925, nhưng lúc ấy th́ ông Nguyễn không có mặt
ở Pháp mà đang hoạt động ở Trung Quốc!
(ông ở Trung Quốc từ tháng 11.1924. Tháng 5.1927 mới
rời khỏi đấy để sang lại Liên Xô).
Hơn nữa, cứ
giả sử các tài liệu đều viết sai về năm
xuất bản cuốn sách trên th́ chúng ta cũng cần lưu
ư là: chính anh Thành cũng đă phải công nhận
rằng anh là người có bút lực yếu ở trong
nhóm, nếu như không muốn nói là yếu nhất. V́
anh Thành chỉ mới tốt nghiệp trường
tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, Huế niên khoá
1906-1907. Tháng 9.1907 anh vào học trường Quốc
Học Huế, nhưng chưa đầy 1 năm sau, tháng
5.1908 th́ đă bị đuổi khỏi đấy
rồi. Tức là tấm bằng Thành Chung đối
với anh cũng vẫn c̣n rất xa vời.
(xem http://www.cpv.org.vn/hochiminh/tieusu/thoinienthieu/index.htm
).
Nói tóm lại,
những điểm c̣n chưa rơ ràng trong thân thế và
sự nghiệp của CT Hồ Chí Minh là c̣n rất
nhiều. Một lần nữa tôi rất mong các nhà nghiên
cứu, các sử gia ở cả trong và ngoài nước hăy
v́ tính trung thực, khách quan của lịch sử và
nhất là v́ thế hệ trẻ Việt Nam tương
lai, hăy xác minh cho được chúng càng sớm càng
tốt. Viết về CT Hồ Chí Minh, lại lật ngược
những vấn đề khá phức tạp và tế
nhị lên như thế này, tôi hiểu rằng sẽ làm
cho nhiều người vốn tôn kính ông đau ḷng. Nhưng
theo tôi, thà làm như vậy một lần cho rơ c̣n hơn
là cứ dễ dăi với nhau để rồi tự làm
khổ nhau và làm khổ măi con cháu chúng ta sau này.
5- Một ư
kiến đề nghị:
Như ở đầu bài đă nêu, từ 11 năm qua
đă có rất nhiều bài viết với hai xu hướng
ngược nhau: thứ nhất, khẳng định
rằng CT Hồ Chí Minh đă được UNESCO chính
thức công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
Thứ hai là phủ nhận nó. Nay tôi xin có một ư
kiến đề nghị: dù ai thuộc xu hướng nào
cũng được, nhưng nếu đă có tấm ḷng
quan tâm, mong rằng hăy cùng nỗ lực giải quyết
dứt điểm vấn đề này. Đối tượng
tiếp cận chính là UNESCO, đây là vị trọng tài
khách quan, vô tư và hữu hiệu hơn cả. Sẽ có
hai khả năng xảy ra:
a) Nếu CT Hồ Chí
Minh đă thực sự được UNESCO công nhận là
danh nhân văn hóa thế giới th́ những cơ quan nào
đă đưa tin sai lạc trước đó cần ra
một bản tin đính chính lại. Đó cũng là hành
động thể hiện sự tôn trọng các độc
giả, thính giả của ḿnh.
b) Nếu UNESCO chưa
hề có một quyết định như giả
thiết nêu trên, th́ cá nhân hay tổ chức nào có điều
kiện tiếp cận được với tổ
chức ấy, cần làm sao có được một văn
bản phủ nhận chính thức của họ. Dù
chỉ là vài ḍng thôi, nhưng nó sẽ có tác dụng
thuyết phục rất lớn.
Đây cũng là trách
nhiệm của mỗi người nhằm giúp UNESCO. Nó cũng
là quyền lợi của UNESCO cần phải tự
bảo vệ ḿnh, khi có ai hoặc quốc gia nào lợi
dụng uy tín của họ để làm những việc
khuất tất. Tôi cũng rất mong rằng nếu trường
hợp là b) th́ những nhà biên soạn sách giáo khoa ở
Việt Nam cần rà soát lại toàn bộ những điểm
liên quan và điều chỉnh lại chúng cho đúng
sự thật.
6- Một ư
kiến ủng hộ:
Trong bức thư ngỏ viết vào tháng 5.2001 vừa qua
của 2 tác giả Trần Khuê và Nguyễn Thị Thanh Xuân,
gửi tân tổng bí thư ĐCS Việt Nam Nông Đức
Mạnh có một ư kiến đề nghị là: hăy
hỏa táng thi hài của Hồ Chủ Tịch. Bức thư
giải thích rằng: những người lănh đạo
đảng và nhà nước vào thời điểm CT
Hồ Chí Minh qua đời đă vi phạm ư nguyện ghi
trong di chúc của người quá cố. Trong đó ông
đă viết:
"… Tôi yêu
cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là
hỏa táng. Tôi mong rằng cách hỏa táng sau này sẽ
được phổ biến, và như thế đối
với người sống đă tốt về mặt
vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có
nhiều điện th́ điện táng càng tốt hơn.".).
Và nay th́ những người
lănh đạo mới của ĐCS VN cần phải sửa
lại sai lầm ấy. Nếu cần th́ tổ chức
một cuộc Trưng Cầu Dân Ư về vấn đề
này. (xem: http://www.thongluan.org/VN2/viet_frame.htm
, 4.6.2001).
Hai tác giả cũng
phân tích thêm rằng: h́nh thức ướp xác, tức chôn
nổi là hoàn toàn không phù hợp với phong tục
tập quán của người Việt Nam, vốn quen
với hai h́nh thức phổ biến là địa táng
hoặc hỏa táng. Rồi cảnh báo là nếu không nghiêm
chỉnh tuân theo di chúc của người đă khuất,
th́ gia đ́nh, ḍng họ và đất nước luôn
bị “sái”, không ngóc đầu lên được. Ngoài
ra c̣n là chuyện lăng phí tiền bạc: để duy tŕ
hệ thống lăng CT Hồ Chí Minh th́ hàng năm
phải tốn kém 100 tỷ đồng VN. Dù đấy là
tiền thuế đóng góp của nhân dân hôm nay hay là
đi vay mượn của nước ngoài, th́ sau này con
cháu chúng ta cũng phải nai lưng ra trả nợ.
Tôi hoàn toàn ủng
hộ ư kiến trên và tin rằng nguyện vọng
của đa số nhân dân Việt Nam hôm nay cũng là như
vậy. Chúng ta chỉ cần thử làm một bài toán
nhỏ:
Để xoá đói
giảm nghèo cho một hộ gia đ́nh nông dân, theo 2 tác
giả là cần 5 triệu đồng VN tiền vốn.
Giả thiết mỗi hộ có 4 người, như
vậy tổng chi phí cho công tŕnh ấy trong suốt 26 năm
qua là 2600 tỷ đồng VN (không tính chi phí xây lăng)
là một số tiền rất lớn, đủ để
giúp hơn 2 triệu người Việt Nam thoát khỏi
cảnh đói nghèo. C̣n nếu mỗi hộ cần 10
triệu đồng tiền vốn th́ cũng giúp
được cho hơn 1 triệu người. Nhưng cái
chính của vấn đề là sự lăng phí kia rất vô
lư, không đáng có.
Ngoài ra tôi cũng xin
được bổ xung 1 ư kiến nữa, hy vọng
rằng nó sẽ góp thêm cơ sở để dân tộc
cùng dứt khoát hơn với đề nghị trên
của 2 tác giả. Ư kiến của tôi liên quan đến
khía cạnh kiến trúc của lăng:
Kể từ khi lăng
được khánh thành nhân dịp quốc khánh mùng
2.9.1975 đến nay, th́ từ những người dân b́nh
thường tới các kiến trúc sư, nhà xây dựng,
v.v. từ Bắc chí Nam mà tôi có dịp được
tiếp xúc, phần lớn đều cho rằng: công tŕnh
này không có những đường nét của kiến trúc
hiện đại, cũng lại rất nghèo tính dân
tộc. Tức là nếu xét thêm về khía cạnh
kiến trúc th́ cũng không có giá trị ǵ đáng
kể để mà phải tiếc nuối nữa. Có
lẽ v́ chạnh ḷng với công tŕnh quốc gia khá
nặng nề và đơn điệu này, ai đó đă
sửa lại lời những câu đầu của bài hát
Viếng Lăng Bác (nhạc: Hoàng Hiệp, thơ: Viễn
Phương), mà thành: “Con ở miền Nam ra thăm lăng
Bác, con thấy lăng Ông đẹp hơn lăng Bác, trăm
phần trăm,…”(!)
(lăng Ông: lăng
ông Lê Văn Duyệt - một vơ tướng đầu
triều Nguyễn, lập tại khu Bà Chiểu - Sài G̣n;
trăm phần trăm = 100%.).
7- Những
lời thay cho kết luận:
Trong diễn văn đáp từ của nguyên tổng bí thư
ĐCS Việt Nam Lê Khả Phiêu đọc tại Hà Nội
ngày 18.11.2000 vừa qua, nhân dịp tổng thống Mỹ
lúc ấy là Bill Clinton sang thăm Việt Nam có đoạn:
“...Điều chắc chắn là trong thế kỷ
21, khoa học công nghệ sẽ phát triển như vũ
băo. Nhưng lại có một nghịch lư là hố ngăn
cách giữa nước giầu và nước nghèo lại
ngày càng lớn. Ngày nay, tổng số tài sản của hơn
300 tỷ phú trên thế giới bằng thu nhập của
hơn 2 tỷ người ở các nước nghèo.”.
Đúng! Đấy
là thực tế, và người đọc hiểu ngay
rằng ư ông muốn nhấn mạnh đến sự
bất công của một thế giới ngày càng bị phân
hóa giầu - nghèo hôm nay. Nhưng c̣n một thực tế
nữa là: liệu những người lănh đạo
trong ĐCS Việt Nam trước và sau ông có dám làm
triệt để việc kê khai danh sách của 300 người
giầu nhất ở Việt Nam hôm nay hay không? Họ là
những ai? Có bao nhiêu tiền? Để ở những đâu?
Bằng cách nào họ đă làm giầu được
nhanh như vậy? Tổng số tiền mà họ đă tích
lũy được là bằng thu nhập của bao nhiêu
triệu người nghèo ở Việt Nam ? v.v…
Một cuộc Trưng
Cầu Dân Ư như 2 tác giả Trần Khuê và Nguyễn
Thị Thanh Xuân đề nghị, nếu nó được
tiến hành sẽ là cuộc tổng diễn tập cho
một bước dân chủ cao hơn. Đó là: dân tộc
Việt Nam phải được quyền tự ḿnh
lựa chọn giữa thể chế chính trị dân
chủ đa nguyên, đa đảng và pháp trị của
thời đại mới, hay là cứ phải tiếp
tục duy tŕ măi thể chế nhất nguyên, đơn
đảng của “thời đại Hồ Chí Minh”
đầy đau thương hôm qua, lắm bất công hôm
nay và vô vàn những rủi ro, bất trắc vào ngày mai.
Tôi nghĩ rằng
nếu toàn thể dân tộc ta ở cả trong và ngoài nước,
một khi đă nhận thức lại được
đúng những vấn đề của quá khứ và
hiện tại th́ sẽ vượt qua được
những khoảng cách biệt c̣n lại. Để trong tương
lai có thể đoàn kết thành một khối thống
nhất tạo ra được một sức mạnh
tổng hợp, nhằm đấu tranh có hiệu quả hơn
với các thế lực bảo thủ hiện nắm
thực quyền trong ĐCS Việt Nam .
Trong thực tế có
những người giận ngày “quốc hận” 30 tháng
4, giận mùa xuân năm 1975, rồi giận lây sang cả
mùa thu năm 1945 với cuộc Cách Mạng Tháng 8 lịch
sử, v́ cho rằng đây là chiến công riêng do CT
HỒ Chí Minh và ĐCS Đông Dương lúc đó lănh đạo.
Theo tôi đây là điều chứa đựng nhiều
sai lầm, bởi v́ thành công của cuộc CMT8 là
chiến công chung của mọi người Việt Nam ,
trong đó có cả vai tṛ của các đảng phái khác.
Tất cả lúc ấy đều đă sẵn sàng gác
bỏ mọi quyền lợi riêng, để cùng đồng
ḷng đứng lên giành lại nền độc lập
tự do cho Tổ Quốc.
Nó cũng là kết
quả được hun đúc bởi truyền thống
dựng nước và giữ nước từ ngàn đời
xưa, từ lịch sử gần 100 năm kháng Pháp
của ông cha ta, và mọi người Việt Nam đều
có quyền tự hào chính đáng về nó. Với
một nước Việt Nam mới, chắc chắn trang
sử hào hùng ấy của dân tộc ta cũng sẽ
được các sử gia viết lại cho khách quan và
chính xác hơn. Một ngày hội lớn về dân
chủ của non sông nhất định sẽ được
mở ra trong một tương lai gần. Khi mà khối
đoàn kết toàn dân gồm 80 triệu người,
với hơn 76 triệu đồng bào ta ở trong nước
và 3 triệu đồng bào ta ở nước ngoài đă
được xác lập vững chắc. Đó là niềm
tin mănh liệt của tôi.
Tháng 7 năm 2001
Mạng
Lưới Nhân Quyền Việt Nam
[Trang
nhà] [Về MLNQ]
[Luật Nhân Quyềnn]
[Tài liệu] [Tin
nhân quyền] [Diễn
đàn] [Tham gia]
[Tải xuống] [Liên
kết]