All newsletters use Unicode font     Ca'c Ba?n Tin du`ng pho^ng Unicode
Cảm Nghĩ Đầu Năm
1999 – Một Vận Hội Mới cho Nhân Quyền và Dân Chủ tại Việt Nam

Một năm đã qua.  Nhìn lại, trong mấy năm vừa rồi, phong trào đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ đã phát triển tương đối mạnh ở cả trong và ngoài nước. Ai cũng thấy rằng, phong trào phản kháng đa dạng – dưới dạng những lời kêu gọi của các nhân sĩ trí thức, lời chống đối của các đoàn thể tôn giáo, công nhân và nhất là những vụ nổi dậy ở Thái Bình, Xuân Lộc, v.v. và ngay dưới dạng của một số đảng viên kỳ cựu trong đảng CSVN – đã bồng bột lan ra trong nước, mặc những đàn áp thô bạo hay những lời dọa dẫm xảo trá.

Tại hải ngoại, trào lưu đấu tranh nhân quyền ngày càng lớn mạnh.  Khắp nơi trên thế giới, hoạt động nhân quyền của người Việt ngày càng được đông đảo đồng bào tham gia hay ủng hộ.  Các tổ chức và cá nhân hoạt động nhân quyền đã liên lạc, hợp tác với nhau trong nhiều dịp chung.

Do sự quyết tâm và cố gắng của một số tổ chức và cá nhân từng hoạt động cho nhân quyền - nhưng vẫn làm việc riêng rẽ, nay nhận thấy cần phải kết hợp để đưa công tác tới một mực cao hơn – nên cuối năm 1997, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam ra đời.  Như vậy, những cố gắng phối hợp các tổ chức đã đưa tới những hoạt động chung đáng kể.

Năm 1998 vừa qua, hoạt động cho nhân quyền Việt Nam đã đạt tới một cao trào, gây tiếng vang rất lớn trong dư luận quốc tế.  Đặc biệt là Ngày Nhân Quyền Việt Nam vào tháng 5-98 tại Washington DC cũng như các buổi hội họp, xuống đường biểu tình, tuyệt thức rầm rộ nhân dịp Kỷ Niệm 50 Năm Ngày Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tại nhiều nơi ở Hoa Kỳ, Canada, Đức, Pháp, Úc, v.v.

Hơn nữa, cao trào nhân quyền không phải chỉ riêng cho Việt Nam chúng ta mà còn là một cao trào thế giới, nhất là cho dân chúng của các nước độc tài chuyên chế.  Áp lực mạnh mẽ của quốc tế đã có ảnh hưởng tốt, có ảnh hưởng cổ võ tinh thần của người dân, khiến bọn độc tài phải e ngại. Cuộc đấu tranh của chúng ta không hề cô đơn.

II. Với một tình thế như vậy, liên tưởng tình hình chung của CSVN cùng của mấy nước cộng sản còn lại sau khi hệ thống chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ ở Liên Sô và Đông Âu, thì sự suy yếu của những nước độc tài cộng sản đã rõ rệt.

Nói như thế không có nghĩa là những đảng cộng sản cầm quyền đã lâm vào cảnh bất lực đến mức độ không đàn áp được các cuộc chống đối nữa.  Tuy nhiên dù trong tay họ còn có bộ máy kềm kẹp tàn bạo của quân đội công an sẵn sàng ra tay dàn áp dân chúng để bảo vệ chế độ, họ cũng phải bắt buộc cởi mở phần nào về mặt kinh tế và xã hội như tại Trung Cộng và Việt Nam để tránh bị đỗ vỡ.  Và do đó những phong trào đòi tự do, dân chủ và nhân quyền đã có cơ hội bùng lên.  Trong nguy cơ này, Giang Trạch Dân cũng như Lê Khả Phiêu lại phải ra ta trấn áp nghiệt ngã như ta thấy mấy lúc gần đây.  Đó chính là dấu hiệu suy yếu của bọn độc tài, vì ngày càng làm lộ bộ mặt hung ác của chế độ trước người dân và trước thế giới.

Đây chính là cơ hội tốt, hiếm có của người Việt tự do trong và ngoài nước để nắm lấy để có thể phá vỡ sức kháng cự của chế độ độc tài trước làn sóng tự do và nhân quyền.

Chúng ta nên nhớ kỹ rằng trong lịch sử gần đây, người Việt tự do đã bỏ lỡ mất 2 cơ hội ngàn vàng, cũng vì thiếu viễn kiến, thiếu đường lối chính xác, thiếu lực lượng đủ mạnh và cũng thiếu lãnh đạo cương quyết và có khả năng.  Lần đầu vào hồi trước năm 1945-46, người Việt chúng ta đã để mất chính quyền vào tay cộng sản độc tài.  Sau đó từ những năm 1960 cho đến 1975, chúng ta lạïi mất Miền Nam dù có sự trợ lực của đồng minh hùng mạnh.

III. Có những điều kiện thuận lợi về quốc nội lẫn quốc tế, chúng ta cần cố gắng vượt bực, cần tập hợp các lực lượng đấu tranh, cần tấn công vào chế độ độc đảng một cách cương quyết và bền bỉ thì nhất định đạt được thắng lợi.

Chúng ta cần tấn công bằng mọi mặt - chính trị, nhân quyền, và các mặt hữu hiệu khác.
Chúng ta cần tấn công bằng mọi mặt - quốc nội, quốc tế, và hải ngoại.
Chúng ta cần tấn công bằng mọi mặt - công khai hay bí mật.
Trước hết chúng ta hãy bắt tay vào những việc thực tế và giản dị nhất.
Công việc này dù là các tổ chức nhân quyền hay đoàn thể chính trị, hay các tổ chức cộng đồng hải ngoại, và dù là cá nhân, ai cũng có thể tích cực đấu tranh bằng cách:

  1. Lên tiếng phản đối những vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Hà Nội; đòi phóng thích tất cả các tù nhân lương tâm, chính trị; đòi bãi bỏ tất cả những luật lệ hà khắc tùy ý kết tội những người bất đồng chính kiến hay phản đối đảng cộng sản; đòi chấm dứt hoàn toàn việc bắt giam hay quản thúc vô cớ; đòi phải được xét xử công bằng; v.v.
  2. Tích cự tham gia, ủng hộ những hoạt động cho nhân quyền tại Việt Nam, những vận động quốc tế của các tổ chức nhân quyền.
  3. Trong khả năng của mình, góp sức vào việc truyền bá quan niệm nhân quyền và tự do vào quốc nội.  Đối với những người trong nước ra vì công việc hay du học, ta hãy cố gắng dùng cách thuyết phục để cho họ hiểu biết đúng đắn về quyền tự do, thấy được tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam, và ý thức được nhu cầu thay đổi tình trạng đó.
  4. Những người có việc phải về Việt Nam như thăm gia đình cần nhớ rằng không thể làm hay nói điều gì có hại cho đồng bào hải ngoại, có hại cho tư tưởng nhân quyền, tự do, dân chủ cũng như có lợi cho chế độ độc đảng chuyên chế – Không thể biện hộ cho chế độ, tự do ngôn luận không có nghĩa là không phân biệt thiện ác, tốt xấu.  Lời nói và hành động của ta phải có tác dụng làm suy yếu chế độ độc ác đó.

Nếu tất cả chúng ta, ai cũng quan tâm đến nhân quyền và tự do cho bao nhiêu đồng bào còn đương chịu áp bức thì đều có thể góp phần xứng đáng của mình, dù nhỏ, vào cuộc sớm giải trừ ách chuyên chế và thoái hóa của chế độ độc đảng tại Việt Nam.

Về đầu bài

Ban tin so 4 Ban tin so 6 Trong Bản Tin Số 5:
Lá thư đầu năm
Nghị Quyết Đại Hội Kỳ 2
(Second Congress Resolution)
Lời Kêu Gọi 50 Năm QTNQ
(Statement on 50th Anniverary)
1999-Một Vận Hội Mới
MLNQ Họp Đại Hội Kỳ 2
(Second Congress Report)
Đại Xá, Nhưng Vẫn Chà Đạp NQ
50 Năm Quốc Tế Nhân Quyền
Lịch Sinh Hoạt
Khí Thế Đấu Tranh

Mang Luoi Nhan Quyen Viet Nam
[Trang nha] [MLNQ] [Luat nhan quyen] [Tai lieu] [Tin nhan quyen] [Ban tin] [Tham gia] [Tai xuong] [Lien ket]